Hồ Chí Minh, bày tỏ mong muốn có một cuộc gặp với những người lãnh
đạo Việt Nam. Patti đồng ý chuyển thư. Cuối ngày ông nhận được hồi âm,
Võ Nguyên Giáp đồng ý gặp Sainteny và Patti vào sáng hôm sau. Rõ ràng
phía Việt Nam hy vọng sự có mặt của người Mỹ làm tăng sức mạnh trong
lần gặp gỡ đầu tiên với một quan chức Pháp kể từ khi kết thúc chiến tranh.
Sáng hôm sau Giáp tới dinh trong bộ quần áo trắng với chiếc mũ cũ, ngay
lập tức Sainteny phàn nàn về việc Việt Minh đã lơ là trong việc bảo vệ luật
pháp, trật tự và tính mạng của những người Pháp. Giáp phản bác, ông đến
đây không phải để giải thích các hành động của người Việt mà để tiếp xúc
với đại diện “tân chính phủ Pháp”.
Sainteny lúc này trở nên ôn hoà, hứa với Võ Nguyên Giáp, chính phủ
Pháp sẽ có cách ứng xử có lợi những đòi hỏi của nhân dân “An Nam”.
Nhưng ông từ chối đi vào chi tiết, bóng gió doạ, không dựa vào Pháp, số
phận nhân dân Bắc Việt Nam có thể bị quân đội chiếm đóng Trung Hoa
định đoạt. Cuộc họp kết thúc không đi đến đâu.
Trong khi Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc thương lượng đầy sóng gió với
Pháp về số phận mới của nhân dân Việt Nam sau chiến tranh, chính phủ
Việt Minh vẫn tiếp tục thương lượng với triều đình Huế về việc Bảo Đại
thoái vị. Ngày 20- 8-1945, Bảo Đại thông báo sẵn sàng thoái vị theo đề
nghị của nhóm yêu nước ở Hà - Nội và kêu gọi Hà Nội thành lập Tân
Chính Phủ. Nhưng Hồ và các đồng chí của ông quyết định ra tay trước
hành động của Bảo Đại bằng cách cử một đoàn đại biểu đến Huế yêu cầu
Bảo Đại thoái vị để ủng hộ nước Cộng Hoà Việt Nam mới. Đoàn đại biểu,
gồm nhà tổ chức lão thành công nhân Hoàng Quốc Việt, người đồng chí có
tuổi của Hồ, Nguyễn Lương Bằng và Trần Huy Liệu - nhà báo, nhà tuyên
truyền của Đảng - đến Huế ngày 29 tháng 8. Sau khi dự mít tinh quần
chúng trước Ngọ Môn để giải thích những ý định của Việt Minh, họ gặp
vua Bảo Đại ngày hôm sau ở Hoàng Thành. Trần Huy Liệu, một đảng viên
nổi tiếng của Đảng cộng sản Đông Dương, thay mặt đoàn đại biểu nói:
“Thay mặt nhân dân, thay mặt Hồ Chí Minh tôn kính, vị chủ tịch của Uỷ