cùng cộng sự của ông ở cùng một khu phố, âm mưu thành lập một “vùng tự
trị”, làm căn cứ kích động chống lại chính phủ mới.
Trong đầu Hồ Chí Minh hiểu rõ Mỹ có thể đóng vai trò then chốt trong
ván cờ gạt những đối đầu của các thế lực trên thế giới và ông tìm cách tận
dụng mọi cơ hội từ mối quan hệ lỏng lẻo ông đã gây dựng với Cơ quan
Tình báo Chiến lược vào mùa xuân năm 1945. Nhưng Hồ cần phải hiểu,
những cố gắng của ông mang lại kết quả rất nhỏ nhoi. Giữa tháng 8 -1945,
ông viết bức thư cuối cùng cho Charles Fenn, bạn ông và người cộng tác
với Văn Phòng Trợ Giúp Không Lực Mặt Đất đang chuẩn bị trở về Mỹ.
Ông nhấn mạnh, thật hạnh phúc cho tất cả mọi người khi chiến tranh kết
thúc, nhưng cảm thấy rất buồn khi những người bạn Mỹ đã nhanh chóng bỏ
rơi ông. Ông nói “Và việc họ ra đi có nghĩa là những mối quan hệ giữa các
ông và chúng tôi sẽ xấu đi”.
Nhìn lại sự việc, nhận xét của Hồ tỏ ra ông đã có con mắt nhìn xa trông
rộng, họ hoàn toàn biết Hồ đã hiểu về thực chất thế giới và những chính
sách trong tương lai của Mỹ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương chấm dứt,
Hồ nhìn nước Mỹ như là một yếu tố trụ cột nhưng bí hiểm đối với cuộc
chiến đấu giành độc lập dân tộc của ông. Là nước tư bản, Mỹ sẽ chống lại
cách mạng thế giới trong tương lai. Mặt khác, tổng thống Roosevelt trong
thời gian chiến tranh Thái Bình Dương thể hiện người có quyền lực lớn
nhất, cất tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ việc giải phóng các dân tộc bị áp bức
châu Á, châu Phi và Hồ có lẽ tưởng Roosevelt sẽ tiếp tục giữ quan điểm ấy
sau khi kết thúc chiến tranh.
Quan điểm của Hồ giờ đây về tính hai mặt của Mỹ, vừa bật đèn xanh cho
quyền tự do con người và vừa là một thành trì của chủ nghĩa tư bản toàn
cầu, đã được thể hiện sinh động trong nghị quyết Ban Chấp hành Trung
ương Đảng thông qua tại Tân Trào vào giữa tháng 8-1945. Một mặt, Hồ
cảm thấy việc Mỹ không ưa chủ nghĩa thực dân châu Âu có thể mang lại
thuận lợi cho cuộc đấu tranh của Đảng ngăn cản Pháp chiếm quyền lực ở
Đông Dương. Mặt khác, nếu mâu thuẫn giữa chính quyền các nước tư bản