HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 407

chủ nghĩa và Liên Xô tăng lên, Washington có thể nhượng bộ Paris để tranh
thủ Pháp cố gắng cản trở sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản.

Khi Harry S. Truman lên làm tổng thống sau khi Roosevelt qua đời tháng

4-1945, ông ngầm từ bỏ những cố gắng Roosevelt ngăn cản phục hồi quyền
lực Pháp ở Đông Dương. Tại hội nghị San Francisco thành lập Liên hiệp
Quốc tháng 5-1945, quan chức Mỹ thể hiện họ không chống đối Pháp trở
lại Đông Dương sau khi kết thúc chiến tranh. Sự thay đổi chính sách đó đã
bị các chuyên viên Vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại Giao phản đối, nhiều người
trong số họ thiện cảm với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam giành độc
lập dân tộc. Nhưng Vụ châu Âu lập luận, việc Mỹ chống đối chủ quyền của
Pháp ở Đông Dương có thể làm phức tạp mối quan hệ với Paris sau chiến
tranh - trong khi sự căng thẳng giữa Moscow và Washington đang tăng lên
ở châu Âu - thì quan điểm của họ thắng thế. Tháng 3-1945, Charles De
Gaulle, cầm đầu “Nước Pháp Tự do”, cố gắng xoa dịu những lo âu của Mỹ
bằng cách hứa hẹn, sẽ có “quyền tự trị tương xứng với tiến bộ và thành
quả”.
Tại San Francisco, đại diện Mỹ đáp lại bằng cách tuyên bố,
Washington sẽ không thúc ép đưa Đông Dương vào sự uỷ thác quản trị
quốc tế. Dù vậy, để chiều lòng quan điểm của những chuyên viên Vụ châu
Á Bộ Ngoại Giao, chính quyền “phải bảo đảm có những biện pháp tiến bộ
cho chính phủ tự trị của tất cả các dân tộc mong muốn độc lập thực sự
hoặc sát nhập vào liên bang tuỳ theo hoàn cảnh và khả năng của dân tộc
đó đảm đương trách nhiệm này”.

Cuối tháng 8-1945, ngay lúc Việt Minh đang củng cố chính quyền ở Hà

Nội, De Gaulle gặp Truman tại Nhà Trắng. De Gaulle bác bỏ đề nghị của
Truman trao trả độc lập cho Đông Dương, viện cớ, bất kỳ những tuyên bố
công khai sẽ chỉ là “hứa suông”. De Gaulle cam đoan với Mỹ, chính phủ
Pháp sẽ có những bước đi thích hợp để cuối cùng đưa tới chính phủ tự trị
của các dân tộc trong khu vực này. Vài ngày sau, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên
bố Mỹ không phản đối Pháp đòi lại chủ quyền ở Đông Dương. Không may,
tin về quyết định này mãi đến tận tháng 10-1945 mới đến tai Trùng Khánh.
Do đó, Archimedes Patti và những người Mỹ khác đến Hà Nội chẳng nhận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.