ông gán cho là “rõ ràng có ý đồ lật đổ”, yêu cầu Dewey phải rời Đông
Dương càng sớm càng tốt. Nhưng đồng ý rút quân Pháp ra khỏi đường phố,
chuyển nhiệm vụ duy trì luật pháp và trật tự hoàn toàn cho quân Nhật.
Mãi đến tận lúc đó, đại diện Việt Minh tại Sài Gòn mới nhận ra những
hoạt động quá khích, như đã xảy ra trong vụ “Chủ Nhật đen” ngày 2-9-
1945, không phải là một phần của giai đoạn đầu của cách mạng Việt Nam,
sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, nhưng những lệnh đó đã bị phớt lờ. Ngày 24-
9-1945, vài trăm người Việt Nam vũ trang, chủ yếu Cao Đài và Bình Xuyên
cùng nhóm tội phạm địa phương tại Sài Gòn, tràn vào khu phố Heraut
người Pháp sinh sống, hô lớn “giết hết bọn Tây”. Dù xung quanh được
quân Nhật gác, nhưng hơn 150 người Âu châu bị thảm sát, phần đông phụ
nữ và trẻ em, trong khi quân đội Nhật Bản khoanh tay đứng nhìn. Một trăm
người Pháp bị lôi đi mất tích. Bạo lực lan ra cả nông thôn xung quanh, ở đó
những vụ bạo động của nông dân tàn phá nhiều trang trại, cướp và chia đất
của những người giầu, giết một vài địa chủ.
Lúc này Trần Văn Giàu không còn tin tưởng vào khả năng của mình đưa
đến thoả hiệp nữa. Lo sợ những đối thủ dân tộc chủ nghĩa sẽ chiếm vai trò
lãnh đạo phong trào, ông kêu gọi một cuộc tổng bãi công mới, ra lệnh cho
các đồng chí của ông bao vây thành phố. Chiến luỹ được dựng lên ngăn cản
người Pháp ra khỏi Sài Gòn và ngăn người Việt Nam từ ngoài vào. Trong
bức điện gửi Patti ở Hà Nội, Dewey (miêu tả sự bất ổn tại Sài Gòn là
“chiến tranh cận kề”) nói rằng “Nam Kỳ đang bùng cháy”, yêu cầu người
Mỹ “cần hoạt động ở Đông Nam Á”. Chiều hôm sau, trên đường ra sân
bay, ông bị trúng đạn khi ngồi xe Jeep tại một chiến luỹ ở thành phố và chết
ngay tại chỗ. Ngay sau đó, trụ sở Cơ quan Tình báo Chiến lược gần đó
cũng bị những đơn vị Việt Nam tấn công suốt vài giờ, chỉ chấm dứt khi
binh sĩ sư đoàn Gurkhas của Gracey đến giải cứu.
Cái chết của Đại tá Dewey, quân nhân Mỹ đầu tiên chết ở Việt Nam, gây
nên những lời buộc tội lẫn nhau. Người ta đổ lỗi cho cả hai phía. Một cuộc
điều tra của nhóm Cơ quan Tình báo Chiến lược kết luận, không có bằng
chứng nào về âm mưu độc ác chống Dewey do người Mỹ hoặc do Việt