câu “Ông còn quên thịt chó đấy”. Người đầu tiên cười ngặt nghẽo là Hồ
Chí Minh.
Để bổ xung nguồn vũ khí ít ỏi, chính phủ phát động thu gom hoặc sản
xuất vũ khí bổ xung. Các thợ rèn địa phương mở lò rèn giáo, mác và mã tấu
trang bị cho những đơn vị tự vệ thôn xóm. Thiếu nhi được huy động thu
nhặt sắt vụn, còn người lớn góp những vật dụng gia đình, như mâm đồng,
chảo gang, thậm chí đồ thờ, như lư hương và đỉnh đồng, tất cả được biến
thành vũ khí. Tuy thế, Hồ Chí Minh luôn luôn vạch ra rằng vũ khí chủ yếu
của quân đội là sự ủng hộ của nhân dân. Khi tới thăm các trung tâm huấn
luyện ở Hà Nội, ông phát biểu về tầm quan trọng của cách ứng xử đúng đối
với quảng đại quần chúng, trích lời của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn:
“Trừng mắt coi khinh ngàn lực sĩ,
Khom lưng làm ngựa trước nhi đồng”.
Hồ Chí Minh tiếp tục đeo đuổi vấn đề then chốt bảo đảm sự sống còn
của dân tộc, bắt đầu đường lối ngoại giao và chính trị hơn là quân sự. Nếu
quân Tưởng có thể được xoa dịu, ông tin rằng mối đe doạ từ các đảng phái
dân tộc chủ nghĩa đối lập có thể được bớt đi. Cho dù việc đó xảy ra, chính
phủ Hà Nội có thể dùng mặt trận thống nhất để chống lại việc Pháp quay lại
miền Bắc. Vấn đề ở chỗ, hai viên tư lệnh Lư Hán và Tiêu Văn đặc biệt
không những không có thiện cảm với Việt Minh, mà còn ủng hộ những
phần tử dân tộc chủ nghĩa. Áp lực đòi mở rộng thành phần nội các của họ
tăng lên khi tướng Hà Ứng Khâm, tham mưu trưởng của Tưởng Giới Thạch
tới Hà Nội giữa tháng Mười. Thông điệp của tướng Hà Ứng Khâm cho hai
viên tư lệnh Lư Hán và Tiêu Văn ngắn gọn và rõ ràng: Phải làm giảm ảnh
hưởng những người cộng sản ở Đông Dương.
Để tỏ thiện chí làm việc với những phần tử dân tộc chủ nghĩa - thậm chí
cả những người công khai chống cộng sản - Hồ ra lệnh thả Ngô Đình Diệm,
một nhà hoạt động chính trị bị chính quyền Việt Minh bắt. Ngô Đình Diệm
là con trai một viên quan yêu nước của triều đình Huế, Diệm từng là Bộ
trưởng Bộ Nội Vụ trong nội các Bảo Đại trước Thế chiến II, nhưng từ chức
để phản đối Pháp không chấp nhận chủ quyền đày đủ của Bảo Đại. Là con