CHƯƠNG
11
TÁI KIẾN THIẾT VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN
H
ai tháng sau khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương, tình hình ở Hà
Nội lâm vào cảnh hiểm nghèo gần như thảm hoạ. Gánh nặng đặt lên Hồ
Chí Minh, ở vị trí người lãnh đạo của Đảng và chính phủ. Trong khi những
người hiếu chiến trong nội bộ Đảng cộng sản Đông Dương đòi mạnh tay
dẹp các nhóm đối lập, Hồ kiên trì chính sách hoà giải, thương lượng nhằm
chia rẽ và cô lập kẻ thù của Đảng. Dù nhiều người Việt Nam chống đối
người Pháp trở lại ở miền Bắc, ông đánh tiếng chấp nhận sự hiện diện của
Pháp - miễn là họ đến như những người bạn, không phải là những kẻ xâm
lược.
Chính phủ Hà Nội đang tìm kiếm một giải pháp chính trị, thì cũng bắt
đầu chuẩn bị chiến tranh. Chính phủ cố gắng tổ chức những đơn vị tự vệ,
du kích ở Bắc Kỳ và các tỉnh Trung Kỳ. Mùa Thu, những đơn vị tự vệ,
được Hồ Chí Minh ca ngợi là “bức tường thép của tổ quốc”, được tổ chức
ở hầu hết thôn xóm, xã, đường phố, đường phố và nhà máy khắp các vùng
thuộc chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong một số trường hợp,
có đơn vị gồm một hoặc hai trung đội. Đơn vị có nhiều trung đội được biên
chế thành tiểu đoàn. Ở Hà Nội, dân quân tự vệ gồm toàn thanh niên ở thành
phố và con số lên đến hàng chục ngàn người. Những đơn vị đó đặt dưới
quyền cán bộ đảng địa phương và được chính phủ huấn luyện quân sự,
nhưng họ phải tự lo vũ khí và lương thực. Lực lượng bộ đội địa phương