Gần đây nhiều nhà học giả phương Tây lại cho rằng Cách mạng tháng
Tám là cuộc nổi dậy tự phát của nhân dân, rất ít có kế hoạch tuy có sự chỉ
đạo. Một số học giả khác cho những sự kiện Tháng Tám không phải là
cuộc cách mạng, chỉ là một cuộc đảo chính.
Những nhận xét này cũng có phần đúng, vì một yếu tố cũng làm thay đổi
tình thế trong tất cả các cuộc cách mạng. Lenin đã từng nói thực tế cách
mạng phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết cách mạng. Cho dù Đảng cố
gắng đề ra kế hoạch chi tiết, cẩn thận tại Tân Trào, vẫn có yếu tố tự phát và
tự ứng biến về thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa khi Nhật Bản đầu hàng
Đồng Minh ở châu Á. Ở nhiều vùng, ngay cả cán bộ Đảng không liên lạc
được Ban Chấp hành Trung ương ở miền Bắc, buộc phải tự quyết định
hành động. Và tất nhiên, nạn đói khủng khiếp trong cả nước làm nhân dân
nổi giận đã giúp Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông giành được thắng
lợi.
Tuy nhiên cũng phải thừa nhận Cách mạng tháng Tám là một thành công
to lớn phi thường. Không thể có một cuộc cách mạng nếu không có những
người cách mạng. Ban lãnh đạo Đảng tin có thể chớp lấy thời cơ hiếm có
khi kết thúc chiến tranh Thái Bình Dương. Trong khi những lãnh tụ quốc
gia chủ nghĩa nằm co ro ở nam Trung Hoa, chờ Đồng Minh đánh bại Nhật
Bản, Hồ và các đồng chí của ông dám chấp nhận thử thách và đặt thế giới
vào “việc đã rồi”.
Sử dụng Mặt trận Việt Minh như là một phong trào có cơ sở rộng rãi với
một cương lính thu hút tất cả những lực lượng tiến bộ và yêu nước. Hồ
không những mở rộng đáng kể phạm vi ảnh hưởng của Đảng cộng sản, mà
còn vận động Đồng Minh công nhận tiếng nói hợp pháp của dân tộc Việt
Nam. Không phải tất cả các đồng chí của ông vừa lòng trước hành động ôn
hoà của ông. Không ít người như Trường Chinh sau này lấy làm tiếc trong
Cách mạng tháng Tám không có đủ sức để tống cổ tất cả kẻ thù của Đảng
ra ngoài.
Bộ mặt hiền hoà rõ ràng chính là hình ảnh của Hồ Chí Minh. Ông là
người cha, người anh ở nông thôn, “người yêu nước bình thường” trong bộ