trong một bức thư riêng Bidault cảnh báo Valluy, ông sẽ không ủng hộ tăng
quân và cố gắng giải quyết tình hình không dùng tới bạo lực.
Valluy và d'Argenlieu muốn duy trì sự hiện diện của Pháp ở Đông
Dương, nên đã quyết định phải khiêu khích Hà Nội để khởi xướng thù địch,
đặt Paris vào thế việc đã rồi. Ngày 16-12-1946, Valluy ra lệnh tướng
Morlière phá chướng ngại vật do những đơn vị Việt Minh dựng lên ở Hà
Nội. Khi thông điệp của Hồ Chí Minh gửi Blum đến Sài Gòn, Valluy thêm
những lời bình luận chua cay, khuyến cáo tình hình sẽ rất nguy hiểm nếu
hoãn hành động quân sự cho tới năm mới. Bức điện tới Paris ngày 19-12-
1946. Đến lúc đó thì quá muộn.
Ngày 17-12, xe bọc thép Pháp liều lĩnh xông vào phá những chiến luỹ do
những đơn vị Việt Minh dựng lên trên đường phố Hà Nội vài ngày trước
đó, đồng thời lính Lê Dương đứng đầy đường phố từ Hoàng Thành tới cầu
Long Biên, trên đường tới sân bay. Quân đội Việt Nam không phản ứng,
nên sáng hôm sau Pháp gửi tối hậu thư cấm dựng chiến luỹ trên đường phố
Hà Nội. Một tối hậu thư thứ hai đưa ra chiều hôm đó tuyên bố bắt đầu từ
ngày 20-12-1946, quân đội Pháp sẽ đảm đương công việc giữ gìn an ninh
toàn bộ thủ đô. Đáp lại, tối hôm đó quân đội Việt Nam bắt đầu từ các ngả
ngoại ô tiến vào thành phố. Sáng hôm sau 19-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư
thứ ba đòi chính phủ Việt Nam ngưng tất cả các hoạt động chuẩn bị chiến
tranh, giải tán các đơn vị tự vệ và chuyển giao toàn bộ việc bảo đảm an
ninh ở thủ đô cho Pháp.
Đối với Việt Nam, tình hình làm người ta nhớ lại những hành động
tương tự xảy ra tháng trước khi đại tá Debes cũng đưa ra những đòi hỏi
tương tự trước khi bắn phá Hải Phòng. Sáng 18-12-1946, Hồ Chí Minh chỉ
thị chuẩn bị tấn công vào các cơ sở Pháp ngày hôm sau. Trong khi đó, sợ
thư không tới tay thủ tướng Blum, Hồ Chí Minh gửi một bức điện trực tiếp
tới Paris. Sáng hôm sau, ông viết một bức thư ngắn cho Jean Sainteny, đưa
thư này cho Hoàng Minh Giám chuyển đến Sainteny: “Tình hình trở nên
căng thẳng mấy ngày gần đây. Thật lấy làm đáng tiếc. Trong lúc chờ đợi