xuất được chở đến bằng đường bộ hoặc từ cảng Du Lâm (nam đảo Hải
Nam). Theo thoả thuận hai bên, quân đội Trung Quốc không tham chiến trừ
khi Việt Minh bị đe doạ tiêu diệt. Theo yêu cầu của Bắc Kinh, mọi thoả
thuận được giữ bí mật để tránh làm xấu thêm quan hệ của Trung Quốc với
Pháp. Sự cẩn thận này vô ích vì Pháp hoàn toàn biết rõ chuyến đi của Hồ
Chí Minh và tầm quan trọng của nó.
Cuối mùa xuân, những trường huấn luyện cho quân đội Việt Minh được
thiết lập tại một số nơi ở Hoa Nam. Phần lớn chương trình kéo dài ba tháng
và được các cán bộ Tập đoàn Giải phóng quân Trung Quốc số 2 giảng dậy.
Tháng 9-1950, khoảng mười hai ngàn quân Việt Nam được trang bị và
huấn luyện ở Hoa Nam; khi trở về nước, nhiều người đã hoà vào Sư đoàn
308 mới thành lập. Hai trường cán bộ chính trị mở ra tại Nam Ninh và Khai
Viễn tỉnh Vân Nam với khoá học sáu tháng. Các cố vấn giỏi của Trung
Quốc như La Quý Ba và Vi Quốc Thanh đều đặn tham dự những cuộc họp
quan trọng ban lãnh đạo Đảng Việt Nam.
Mối quan hệ với Trung Quốc có tầm quan trọng lớn lao cho tương lai của
cách mạng Việt Nam. Tuy Việt Minh bây giờ có hơn 160.000 quân (ít hơn
của Pháp chút ít), nhưng trang bị vẫn nghèo nàn và hoàn toàn thiếu khả
năng hậu cần và pháo binh. Lần đầu tiên trong lịch sử ngắn ngủi của mình,
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bây giờ có được sự giúp đỡ to lớn của nước
láng giềng hùng mạnh. Những lời hứa cung cấp vũ khí, cố vấn, và những
quân nhu khác tạo cơ sở chuyển hướng chiến lược chiến tranh sang giai
đoạn ba - tấn công phòng ngự.
Giới lãnh đạo Việt Nam không giấu tầm quan trọng của mối quan hệ mới
Trong một cuộc phỏng vấn của nhà báo Mỹ Andrew Roth tháng 8-1950,
Hồ Chí Minh không còn trầm lặng như trước đây và nhấn mạnh phong trào
giải phóng Việt Nam đã thay đổi chiến thuật và bây giờ đang áp dụng mô
hình Trung Quốc. Ông nhấn mạnh khắp Việt Bắc đang có một chiến dịch
học tập kinh nghiệm Đảng cộng sản Trung Quốc trong cuộc chiến đấu
chống Nhật và Tưởng Giới Thạch; các tài liệu được đưa vào Việt Nam và
phát cho các cán bộ và binh sĩ vùng. Các khoá học được tổ chức thường