then chốt. Trên đường, ông dừng tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông khẳng
định quan điểm Trung Quốc, việc thống nhất hai miền Việt Nam có thể
hoãn đến một thời gian thích hợp. Chuyến đi kéo dài gần hai tháng, dừng
chân ở vài nước Đông Âu và Bắc Triều Tiên. Hồ trở về Hà Nội tháng Chín,
tuyên bố với nhân dân Việt Nam, ông đã đạt được “thống nhất quan điểm”
với các nước phe xã hội chủ nghĩa.
Tình hình có vẻ khó khăn. Vài tuần sau, Hồ dẫn đầu đoàn đại biểu gồm
Lê Duẩn và Phạm Hùng tham dự Hội nghị những Đảng cộng sản Quốc tế
anh em ở Moscow tháng 11. Thành phần của đoàn quan trọng, vì cả Lê
Duẩn và Phạm Hùng hai người sinh ra và lớn lên ở miền Nam, Hùng từng
là phó của Lê Duẩn tại bộ máy Đảng ở miền Nam hội nghị Geneva. Rõ
ràng, vấn đề thống nhất đất nước sẽ là mối quan tâm lớn của Việt Nam tại
Moscow.
Mục tiêu chủ yếu Hội nghị những Đảng cộng sản quốc tế anh em ở
Moscow tháng 11, đạt được một thoả thuận của các nước xã hội chủ nghĩa
về vấn đề chuyển tiếp hoà bình lên chủ nghĩa xã hội. Trung Quốc chống lại
quan điểm Liên Xô, vì Trung Quốc lo giải quyết vấn đề vấn đề Đài Loan từ
khi cuộc hội đàm Trung - Mỹ về Đài Loan đổ vỡ thêm nghi ngờ ban lãnh
đạo mới ở Moscow sẵn sàng phản bội lợi ích cách mạng thế giới dưới chiêu
bài cùng chung sống hoà bình. Theo Mao, những thành tựu ở Liên Xô
chứng tỏ ưu thế kỹ thuật của phe xã hội chủ nghĩa đối với phe tư bản. Mao
nói “Gió đông thổi bạt gió tây”, Moscow nên dùng ưu thế của mình đóng
vai trò tích cực hơn lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc
toàn cầu. Một cuộc tranh cãi lớn về vấn đề này đã đi đến thoả hiệp. Theo
nguồn tin Trung Quốc, thoạt đầu, dự thảo của Liên Xô không nói gì về
chuyển tiếp không hoà bình sang chủ nghĩa xã hội, nhưng sau khi thảo luận
với các đại biểu thì được sửa đổi. Thông cáo cuối cùng vạch rõ “trong
trường hợp giai cấp bóc lột sử dụng bạo lực chống lại nhân dân, cần phải
xem xét khả năng khác - chuyển tiếp không hòa bình lên chủ nghĩa xã hội.
Lenin đã dạy và lịch sử đã chứng minh, tầng lớp thống trị không bao giờ tự
nguyện từ bỏ quyền lực”.