đất nước. Là người miền Nam, Duẩn đại diện cho tất cả nhân dân sống phía
Nam khu phi quân sự. Hoặc có lẽ còn có lý do Lê Duẩn là người ngoài
cuộc, không đe doạ tới quyền lực của Hồ Chí Minh và Trường Chinh, đang
hy vọng giữ lại những ảnh hưởng của mình ở Bộ Chính trị trong kỷ nguyên
Lê Duẩn. Một số cho Lê Duẩn hơn Võ Nguyên Giáp vì ông từng ở tù vài
năm, vốn được coi là “trường học lớn” của Đảng, vì nhiều người đã phải
trả nợ máu trong nhà tù Pháp. Giáp không những không bị tù mà lại còn bị
mang tiếng đã nộp đơn xin đi học ở ở Pháp.
Vì sao Lê Duẩn được thăng chức vẫn còn nhiều uẩn khúc. Dù thế nào đi
nữa, sự bổ nhiệm này phải có sự đồng ý của Hồ Chí Minh, bảo đảm người
kế nghiệp của ông sẽ có ưu thế cao cho vấn đề thống nhất. Lê Duẩn giữ vị
trí đứng đầu Ban Chấp hành, Hồ bây giờ có thời gian tập trung vào vấn đề
ngoại giao và quan hệ với phe xã hội chủ nghĩa, cũng như viết báo về
những chủ đề khác nhau. Sau khi hai năm giấu danh tính thực của mình, ở
tuổi sáu mươi bẩy, cuối cùng Hồ thừa nhận, ông thực là nhà cách mạng nổi
tiếng Nguyễn Ái Quốc và tiểu sử chính thức bất ngờ xuất hiện trên những
ấn phẩm ca ngợi sự cống hiến suốt đời của ông cho tổ quốc. Trong khi sự
phát giác này hoàn toàn làm ngạc nhiên nhiều người Việt Nam thì những
người gần gũi ông đã nhận ra danh tính thực của ông. Tháng 6-1957, ông
về thăm làng Kim Liên, nơi chôn rau cắt rốn mà ông ra đi nửa thế kỷ trước
đây.
Trong khi giới lãnh đạo Bắc Việt Nam đang vật lộn để tránh việc chia cắt
Việt Nam vĩnh viễn thì giới lãnh đạo Liên Xô xem đó là việc đã rồi. Đầu
năm 1957 Liên Xô bất ngờ đề xuất kết nạp hai miền Việt Nam vào ở Liên
Hợp Quốc coi như là hai quốc gia riêng biệt. Hà Nội, có lẽ không được báo
trước, nên khi nghe tin đã bị choáng và ngay lập tức chính thức lên tiếng
phản đối. Ngay sau đó, Đại hội Đồng Liên Hợp Quốc, bằng đa số phiếu, kết
nạp Việt Nam Cộng Hoà vào Liên hợp quốc. Phạm Văn Đồng viết thư phản
đối tới Liên Xô và Anh, hai đồng chủ tịch hội nghị Geneva và vấn đề được
đem ra bàn tại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Trong lúc vấn đề vẫn
còn chưa ngã ngũ, giữa tháng Năm, Kliment Voroshilov, chủ tịch Chủ Tịch