Hà Nội đồng tình. Một số cảm thấy sỉ nhục vì chính sách cùng chung sống
hoà bình của Khrushchev, coi đó là sự đầu hàng trước kẻ thù giai cấp, mới
có mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Nhưng Hồ Chí Minh cho
rằng cần duy trì những mối quan hệ thân mật với cả Trung Quốc lẫn Liên
Xô, trong thông cáo chung về chuyến thăm chính thức của Chu Ân Lai
không gián tiếp hoặc trực tiếp đả kích Liên Xô.
Sau khi Chu Ân Lai ra về, Hội nghị toàn thể lần thứ XI Ban Chấp hành
Trung ương Đảng họp tháng 12-1956. Lê Duẩn tham dự hội nghị, và chắc
chắn ông bảo vệ quan điểm của mình trong cuốn sách “Con đường cách
mạng miền Nam” trước các đại biểu dự họp. Những năm gần đây cuốn sách
của Lê Duẩn xuất hiện ở Hà Nội được coi có “tầm quan trọng đặc biệt”
trong lịch sử phong trào cách mạng Việt Nam, có thể đề xuất của Lê Duẩn
làm cho cuộc thảo luận sôi nổi hơn, nhưng dường như không có tác động
đến sự chuyển hướng tức khắc đường lối chung của Đảng. Bài xã luận đăng
trên tạp chí Học Tập, tạp chí lý luận của Đảng, ít ngày sau khi kết thúc hội
nghị toàn thể, nói rằng củng cố miền Bắc vẫn còn là nhiệm vụ trọng tâm:
“Chúng ta không cho phép chiến thắng miền Nam phá hỏng yêu cầu củng
cố miền Bắc”.
Không rõ vai trò của Hồ Chí Minh trong những cuộc tranh luận ra sao.
Phát biểu trước Quốc Hội đầu năm 1957, ông nhấn mạnh quan điểm của
ông trong thời gian này, xây dựng trong nước phải được ưu tiên, yêu cầu
thống nhất Việt Nam đặt sau nhiệm vụ củng cố miền Bắc để làm hậu
phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mặc dù “lâu dài
và gian khổ” nhưng nhất định thắng lợi.
Hội nghị cũng cố gắng đáp ứng đề nghị của Lê Duẩn áp dụng chính sách
bí mật xây dựng tổ chức cách mạng ở miền Nam và chính sách “trừ gian”,
trừng trị có chọn lọc bọn phản cách mạng. Dù Hồ Chí Minh luôn chống lại
sử dụng bừa bãi khủng bố làm công cụ cho hành động cách mạng, từng làm
trong thời gian kháng chiến chống Pháp. Bây giờ Ban Chấp hành Trung
ương tán thành chính sách cụ thể hơn chương trình khủng bố có giới hạn để