chẳng có hành động nào cả. Còn Bắc Kinh đăng bận tâm với những vấn đề
nội bộ, nên cũng tảng lờ.
Tuy vậy, mùa Thu năm 1956 mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt
đầu lan sang những vấn đề khác. Giới lãnh đạo Trung Quốc bực tức việc
Liên Xô can thiệp mạnh mẽ vào Đông Âu để ngăn cản bất ổn xã hội ở Ba
Lan và Hungary. Điều này trái với quan điểm Trung Quốc, mâu thuẫn giữa
các dân tộc nên được giải quyết bằng thương lượng dựa trên nguyên tắc
bình đẳng và không can thiệp. Theo quan điểm Bắc Kinh, những cuộc bạo
động chống lại chính quyền cộng sản ở Đông Âu là hậu quả trực tiếp bài
phát biểu của Khrushchev hạ bệ Stalin, phá hoại uy tín đảng cộng sản là đội
tiên phong cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Để thể hiện phần nào ủng hộ quan điểm Trung Quốc về vấn đề cùng
chung sống hoà bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mời Chu Ân Lai tới Hà
Nội. Chu Ân Lai, có mối quan hệ từ lâu với Hồ Chí Minh, đến Hà Nội ngày
18 tháng 11 trong chuyến dừng chân đầu tiên đi thăm các nước Châu Á,
Chu Ân Lai nêu vấn đề thống nhất Việt Nam. Chu Ân Lai đồng ý cần phải
phối hợp hành động thực hiện những điều khoản hội nghị Geneva, nhưng
ông né tránh nói cụ thể là những gì sẽ được thực hiện. Khi lãnh đạo Việt
Nam ép ông phải đòi hội nghị Geneva họp lại, Chu Ân Lai mập mờ nói,
“sẽ nghiên cứu”.
Cuối cùng Việt Nam thấy rõ chuyến thăm của Chu Ân Lai chủ yếu là do
Bắc Kinh muốn tranh thủ sự ủng hộ của Việt Nam đối với Trung Quốc
trong mâu thuẫn phát sinh với Liên Xô. Những người lãnh đạo Trung Quốc
nói riêng bực bội việc Liên Xô đem quân lật đổ chính quyền ôn hoà Imre
Nagy ở Hungary. Trong những phát biểu công khai tại Hà Nội, Chu Ân Lai
bóng gió nói tới mối nguy hiểm của “chủ nghĩa sô-vanh nước lớn” ám chỉ
những hành động của Liên Xô ở châu Âu và tầm quan trọng những mối
quan hệ tương hỗ dựa trên năm nguyên tắc cùng chung sống hoà bình do
Trung Quốc và Ấn Độ đề xuất hai năm trước đây.
Sự bực dọc của Bắc Kinh đối với xu hướng Moscow sai khiến các nước
thành viên phe xã hội chủ nghĩa chắc chắn được nhiều nhà lãnh đạo Đảng ở