dần căn cứ địa cách mạng, xây dựng sức mạnh quân sự để đẩy phong trào
lên phía trước.
Quyết định của Hà Nội hạn chế vai trò bạo lực vũ trang ở miền Nam là
do một phần mong muốn để tránh mất mát nguồn nhân tài vật lực. Nhưng
cũng còn có những yếu tố khác, kể cả mong muốn Liên Xô và Trung Quốc
không gây nguy hiểm cho hoà bình. Mùa hè năm 1958, Hồ Chí Minh hội
đàm với Mao Trạch Đông tại nhà nghỉ của Mao ở bãi biển Bắc Đới Hà về
vấn đề Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nên tiến hành cuộc đấu tranh thống
nhất hai miền Nam-Bắc như thế nào. Theo Mao “nhiệm vụ cấp bách nhất”
tại thời điểm này là hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Điều kiện ở Nam Việt Nam vẫn chưa chín muồi cho sự thay đổi đường lối
cách mạng. Trong khi đó, Mao tin lực lượng kháng chiến ở Nam Việt Nam
sẽ xây dựng sức mạnh chính trị và quân sự để chuẩn bị cho cơ hội đạt được
một bước nhảy lớn về phía trước.
Nhưng quyết định đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ XV, tháng 1-1959
cũng phản ánh Hà Nội gia tăng quan tâm sự nguy cơ Mỹ trực tiếp nhảy vào
miền Nam. Từ khi thay Pháp làm người đỡ đầu chế độ Sài Gòn, chính
quyền Eisenhower chưa từ bỏ âm mưu ngăn cản thống nhất hai miền.
Không những Washington đeo đuổi xây dựng một căn cứ chống Cộng vững
chắc ở miền Nam (tuyên bố của Ngoại trưởng Dulles ngay sau khi Hội nghị
Geneva), Mỹ còn đặt các quốc gia mới ở Đông Dương dưới sự bảo hộ của
Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam A (SEATO) thành lập ở Manila năm
1954. Dù Việt Nam Cộng Hoà không phải là thành viên tổ chức này, một
câu trong hiến chương tuyên bố, trong trường hợp Nam Việt Nam, Lào,
hoặc Campuchia bị tấn công bằng vũ lực, tất cả các thành viên Liên Minh
Phòng Thủ Đông Nam Á sẽ “hành động chống mối hiểm họa chung trong
khuôn khổ hiến pháp nước mình”.
Trong thời gian này, các lãnh đạo đảng có những lý do thuyết phục thận
trọng trong chủ trương với Nam Việt Nam. Thậm chí Lê Duẩn, một thành
viên hiếu chiến trong Bộ Chính trị, đã bày tỏ quan điểm cá nhân, chiến lược
sử dụng trong kháng chiến chống Pháp đã tập trung quá nhiều vào những