thang bạo lực cách mạng, thì đấu tranh cách mạng có thể được coi là một
cuộc phong trào kháng chiến trong nước chống lại chế độ tham nhũng và
chuyên chế. Bắc Việt Nam có thể đứng ở vai trò một quan sát viên bị động
và cuối cùng miễn cưỡng tham gia. Nhưng nếu ban lãnh đạo Đảng ở miền
Bắc đóng vai trò quyết định chủ chốt trong cuộc chiến, chứng tỏ Hà Nội có
tham vọng củng cố quyền lực của mình trên toàn quốc. Có bằng chứng cho
rằng sự thật nằm giữa hai thái cực. Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông
tìm cách lập lại tổ chức và kỷ luật đối với dàn đồng ca lớn giọng thiếu mục
tiêu của sự bất bình chống đối với những điều kiện kinh tế của chính trị ở
Nam Việt Nam.
Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược cách mạng,
tức Nghị quyết lịch sử XV, không được lưu hành ngay lập tức trong hàng
ngũ lãnh đạo. Trong bốn tháng tiếp đó, Võ Nguyên Giáp được bổ nhiệm
theo dõi toàn bộ các mặt của vấn đề, đồng thời thu thập các báo cáo hiện
thời về tình hình miền Nam. Trong khi đó, Hồ Chí Minh ra nước ngoài
tham khảo với Liên Xô và Trung Quốc để tìm sự ủng hộ của hai nước. Bây
giờ ông gần bẩy mươi tuổi, nhưng vẫn không ngừng nung nấu ước mơ cuối
cùng của đời mình là thống nhất đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Hồ thăm
Bắc Kinh giữa tháng 1-1959, sau đó tới Moscow dự Hội nghị lần thứ XXI
Đảng cộng sản Liên Xô. Ông trở lại Hà Nội ngày 14-2-1959 sau vài ngày
lưu lại Trung Hoa. Những chi tiết về những cuộc hội đàm của Hồ và giới
lãnh đạo Trung Quốc và Liên Xô về tình hình ở Nam Việt Nam đến bây giờ
vẫn chưa được tiết lộ, nhưng vào tháng 5-1959, Nghị Quyết XV được Ban
Chấp hành Trung ương chính thức thông qua.