Nhịp độ cuộc kháng chiến vũ trang ở Nam Việt Nam tăng lên gây ra
những vấn đề cho các lãnh đạo Đảng ở Hà Nội, đang lo lắng đến sự rạn nứt
khi xung đột mở rộng. Để trấn an Liên Xô và Trung Quốc, trong bài phát
biểu tháng 4-1959, Lê Duẩn tuyên bố, điều quan trọng là phải hạn chế bạo
lực cách mạng ở Nam Việt Nam. Lê Duẩn thừa nhận, tầm quan trọng giữ
gìn hoà bình trên thế giới và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà đã tạo ra “những phức tạp” đối với cách mạng ở
Nam Việt Nam, nhưng về lâu dài những nhân tố này sẽ có lợi cho sự nghiệp
thống nhất đất nước.
Trong khi đó, Hồ Chí Minh thể hiện là nhà ngoại giao xuất sắc, cố gắng
tranh thủ sự đồng minh của Hà Nội trong nỗ lực thống nhất đất nước. Đây
là thời gian căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Liên Xô về
chiến lược toàn cầu. Giận dữ với thái độ không hợp tác của Bắc Kinh,
Moscow chính thức từ chối yêu cầu của Trung Quốc về mẫu bom nguyên
tử, như đã hứa trong hiệp định tương hỗ ký vài năm trước đây. Sau này, Bắc
Việt Nam đã nhận ra cách làm thế nào sử dụng đồng minh này chống đồng
minh kia một cách hiệu quả, thay cho trước đây họ chỉ biết cầu xin hai
đồng minh giữ tình đoàn kết anh em. Đầu tháng 7-1959, Hồ Chí Minh tới
Moscow hội đàm với giới lãnh đạo Xô viết. Trước khi rời Hà Nội ông cảnh
báo Bộ Chính trị, cuộc đấu tranh ở miền Nam sẽ khốc liệt và rất phức tạp.
Ông khuyên không nên phiêu lưu một cách mù quáng.
Đây không phải là thời điểm tốt đẹp để thảo luận về việc tiếp tục đấu
tranh cách mạng ở Nam Việt Nam. Nikita Khrushchev đang sửa soạn
chuyến đi Mỹ vào tháng 9-1959, không muốn làm mất mặt Mỹ. Liên Xô
cam kết viện kinh tế cho Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nhưng về vấn đề
thống nhất đất nước, Liên Xô nhấn mạnh, cần phải thực hiện hoà bình trong
những điều khoản Hiệp định của Geneva.
Sau cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Xô viết, Hồ lưu lại thêm một thời
gian ngắn ở Moscow chữa bệnh (nghe nói sức khoẻ ông tốt hơn so với
những năm trước), đi thăm một số nước cộng hoà thuộc Liên Xô, qua
Ukraine, Krym và Kavkaz. Cuối tháng 7-1959 ông đi tàu hoả qua Trung Á