tới Alma-Ata, thủ đô Cộng Hoà Xô viết Kazakhstan. Ngày 1-8-1959, từ đó
ông bay tới Urumqi, thủ phủ Tân Cương, Trung Quốc.
Hồ phải lưu trú lâu ở Liên Xô vì Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Trung Quốc đang triệu tập cuộc hội nghị kiểm điểm, do vậy không thể
gặp Hồ. Hội nghị họp ở Lư Sơn, một khu nghỉ mát ở nam Trung Hoa, nhằm
mục tiêu giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ lãnh đạo về chính
sách Đại Nhảy Vọt. Phát động một năm trước đây với mục tiêu tăng sản
lượng nông nghiệp, đẩy mạnh xã hội chủ nghĩa ở nông thôn, chiến dịch Đại
Nhảy Vọt bị sự chống đối của nông dân và gây nạn đói lớn ở nông thôn.
Tại Hội nghị Lư Sơn, Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài, Tư lệnh
Quân Đội Giải Phóng Quân Nhân Dân tại chiến tranh Triều Tiên, do bất
bình với Mao Trạch Đông đã phê bình chiến dịch Đại Nhẩy Vọt gây thảm
hoạ cho nền kinh tế Trung Quốc. Ông cũng lên tiếng bảo vệ mối quan hệ
quân sự Trung - Xô để chống lại những người muốn thay thế nó bằng với
chính sách tự lực. Do sự liều lĩnh và dũng cảm của mình, Bành Đức Hoài bị
cách chức và thay bằng nguyên soái Lâm Bưu, tướng lĩnh hàng đầu, Tư
lệnh quân đội trong nội chiến và bây giờ một trong những đồng minh thân
cận nhất của Mao Trạch Đông.
Hồ Chí Minh lưu lại Urumqi ít ngày, sau đó đi tàu hoả tới Tây An, nơi
mùa thu năm 1938, ông đến đó với tư cách một du khách. Cuối cùng ông
tới Bắc Kinh ngày 13-8-1959. Do Mao vẫn chưa trở lại Bắc Kinh, Hồ gặp
Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ, hai ông thông báo cho Hồ, Trung Quốc vẫn
giữ quan điểm chiến tranh của mình ở nam Việt Nam nên chỉ giới hạn ở
đấu tranh chính trị và các hoạt động vũ trang ở mức thấp, mặc dù họ chấp
nhuận quyết định chiến lược đấu tranh cách mạng của Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà. Hồ trở lại Hà Nội ngày 26-8-1959.
Hồ Chí Minh có thể không hài lòng về kết quả ít ỏi trong chuyến đi nước
ngoài dài ngày. Cả Liên Xô và Trung Quốc không tán thành trước việc phá
vỡ Hiệp định Geneva, họ cũng chẳng thể hiện quyết tâm ủng hộ quyết định
của Hà Nội dùng chính sách bạo lực cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ
thống nhất đất nước. Hồ cũng giận cách đối xử của Trung Quốc, khi Mao