cho người đấu tranh vĩ đại đem lại cho những người thống khổ tiếng nói
chân chính.
HẾT
NGUỒN THAM KHẢO
Có một số vấn đề về tài liệu gây khó khăn đối với tiểu sử Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã viết hai cuốn sách ngắn tự thuật tiểu sử, cũng như một số
bài báo, dưới tên giả. Một trong những cuốn sách tự thuật tiểu sử là “Vừa đi
đường vừa kể chuyện”, tác giả T. Lan, có lẽ chưa hề được dịch ra tiếng
nước ngoài. Cuốn khác, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
tịch” mang tên tác giả nhà sử học không có thực Trần Dân Tiên, được Hồ
Chí Minh viết cuối thập niên 1940 và đã được dịch ra vài thứ tiếng. Bản
tiếng Anhlược bớt cuốn sách này có tên “Glimpses of the Life of Hồ Chí
Minh: President of the Democratic Republic ò Vietnam” được NXB Ngoại
văn, Hà Nội phát hành năm 1958. Một bản dịch dài hơn sang tiếng Pháp
xuất hiện trong cuốn sách “Những kỷ niệm về Bác Hồ” do NXB Ngoại văn,
Hà Nội phát hành 1967 dưới nhãn “Nguyễn Ái Quốc”, tác giả Trần Dân
Tiên. Một bản bằng tiếng Trung do NXB Ba Nguyên Tư Ốc, Thượng Hải,
phát hành tháng 8-1949 dưới tên “Tiểu sử Hồ Chí Minh” có lẽ là bản hoàn
chỉnh nhất, nhưng khó thu nhận. Vì bản tiếng Anh và Pháp là dễ đọc hơn
cho độc giả, nên tôi quyết định trích dẫn chúng ở chú thích
Vấn đề thứ hai là sự giống nhau của nhiều cuốn sách tiếng Việt viết về
Hồ Chí Minh cũng như về diện mạo cách mạng Việt Nam. Tôi làm hết sức
mình để làm rõ ràng khi trích dẫn những nguồn như thế, nếu độc giả quan
tâm đến gốc gác những tài liệu dó, có thể xem thông tin chính xác ở cuối
trang này. Một trường hợp khác, trong Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần
I và II, thì bản in lần thứ hai thường không có những tài liệu như trong bản
in đầu tiên. Vì bản in lần đầu tiên Hồ Chí Minh Toàn tập chắc chắn có
trong nhiều thư viện ở Mỹ, nên tôi trích dẫn bản này bất cứ khi nào có thể
được
Vấn đề thứ ba là việc sử dụng tiếng Việt. Tiếng Việt có các dấu trong
nguyên âm để phân biệt khi phát âm. Một số sách gần đây về xã hội Việt