nghiệp tiến bộ cho tới khi ông rời Pháp gần bốn năm sau. Bài báo đầu tiên
của ông với tiêu đề “Vấn đề thuộc địa” được đăng trên tờ Nhân đạo ngày 2-
8-1919, chỉ trích chính sách của Pháp ở Đông Dương mà theo ông đã
không mang lại gì ngoài nỗi thống khổ của nhân dân Việt Nam. Mặc dù
trên lý thuyết người Pháp thực hiện sứ mệnh truyền bá văn minh, nhưng
trên thực tế chính sách giáo dục của họ chỉ là tuyên truyền và làm cho
người Việt Nam không sẵn sàng cạnh tranh với những người láng giềng
trong tương lai. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã khôn ngoan chuẩn bị
cho nhân dân của họ phát triển kinh tế. Sau cùng, ông tiên đoán rằng các
thương nhân Nhật Bản sẽ vào Đông Dương và làm cho cuộc sống của
người Việt Nam thậm chí còn khổ sở hơn.
Nguyễn Ái Quốc đã có lý. Cuối Thế chiến I, hệ thống giáo dục được
người Pháp áp dụng nhằm trang bị cho nhân dân Đông Dương những kiến
thức phương Tây chỉ đến được một bộ phận nhỏ dân chúng. Chí có 3.000
trong số hơn 23.000 làng xã ở Việt Nam có trường theo kiểu phương Tây.
Giáo dục truyền thống nho giáo Hán học tiếp tục được các nhà nho dạy ở
nông thôn, nhưng sau khi người Pháp bãi bỏ chế độ thi cử kiểu cũ, hệ thống
giáo dục này đã mất đi tính hướng nghiệp ban đầu. Giáo dục tại các bậc học
cao hơn được giành cho những người Việt sống ở các thành phố. nhưng chủ
yếu chỉ giới hạn trong một số trường trung học giành cho các công tử và
tiểu thư của tầng lớp thượng lưu.
Về chiến lược mở rộng sự tham gia chính trị của Sarraut đưa ra, Thành
cho rằng chẳng có chính sách nào hết. Khi nhân dân đứng lên phản đối, như
năm 1908, họ đã bị đàn áp đẫm máu. Ông kết luận, “Liệu người Pháp có
nhận ra rằng đến lúc phải giải phóng những người dân bản xứ và giúp họ
sẵn sàng cạnh tranh với láng giềng trong tương lai?”
Tiếp sau bài báo đó, Nguyễn Ái Quốc viết tiếp một bài báo khác có tựa
đề “Đông Dương và Triều Tiên” và “Thư Gửi Ngài Outrey” đăng trên tờ
Dân Chúng (Le Populaire) vào tháng Mười. Cũng như bài báo trước, bài
này, tuy cực lực lên án một số chính sách của Pháp, nhưng khá ôn hoà và
đưa ra những giải pháp. Các bài báo này không nhắc đến việc sử dụng bạo