chủng tộc, họ sẽ làm cho thế giới được miễn nghe các lời tầm phào của những
Guýtxtavơ Lơbốp và những Hăngri Coócđiê.
(...)
Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính nó đã gây nên
cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản
đối, nó làm cho những người "nhà quê" phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và
thuế muối. Cũng chủ nghĩa dân tộc đã luôn luôn thúc đẩy các nhà buôn An
Nam cạnh tranh với người Pháp và người Trung Quốc; nó đã thúc giục thanh
niên bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản và làm vua
Duy Tân mưu tính khởi nghĩa năm 1917
1)
.
Chiến tranh đã làm thay đổi chủ nghĩa dân tộc:
1. Chủ nghĩa dân tộc đã hiện đại hoá khi chuyển từ giới thượng lưu này
sang giới thượng lưu khác. Chính thanh niên An Nam ngày nay đang chỉ đạo
nó.
2. Chủ nghĩa dân tộc ăn sâu vào quần chúng nhờ sự phát triển của các
phần tử thành thị và nhất là nhờ sự tuyển mộ và trở về của "lính tình nguyện".
3. Trong chủ nghĩa dân tộc có cả lòng căm ghét bọn xâm lược Trung
Quốc và người ấn Độ sinh cơ lập nghiệp ở trên đất nước này.
4. Nó có xu hướng hợp pháp hoá các hình thức biểu hiện và yêu sách
của nó. Một mặt, chính quyền nhượng bộ. Mặt khác, lớp thanh niên từ bỏ
phương pháp tiến hành những cuộc nổi dậy bột phát của lớp người đi trước,
và ngày nay, người ta thiên về chiến thuật của những nhà cách mạng châu
Âu: tuyên truyền, tổ chức và khởi nghĩa quần chúng. Trong khi lớp người già
muốn độc lập ngay thì lớp trẻ yêu sách những thiết chế chuẩn bị cho độc lập
(tờ La Tribune indigène
62
: cơ quan của phái lập hiến).
(...)
Cương lĩnh của chúng tôi.
Phương hướng chung.
Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản. Khẩu
hiệu này, do Mátxcơva tung ra, đánh vào các nhà tư sản như một nghịch lý