Nguyễn ái Quốc.
- Không. - Nguyễn ái Quốc trả lời - Nhân dân An Nam chúng tôi là
những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm. Không
một tờ báo nào, không ai hiểu bây giờ trên thế giới đương diễn ra những gì;
đêm tối, thực sự là đêm tối.
Nguyễn ái Quốc hiện là người An Nam duy nhất ở Mátxcơva, đại diện
của chủng tộc Mã Lai cổ xưa. Đó là một thanh niên gầy gò, linh hoạt, mặc cái
áo len đan. Đồng chí nói tiếng Pháp - tiếng của những kẻ áp bức, nhưng mà
những chữ Pháp từ miệng đồng chí Nguyễn ái Quốc nghe trầm trầm, lắng
xuống như hồi âm của tiếng mẹ đẻ quê hương đồng chí.
Nguyễn ái Quốc đã nói đến hai chữ "văn minh" một cách đầy khinh bỉ.
Đồng thời đã đặt chân qua hầu hết các nước thuộc địa trên thế giới, đã tới
miền Bắc và miền Trung châu Phi, đã thấy rất nhiều cảnh đau khổ. Khi nói
chuyện, đồng chí thường hay dùng chữ "anh em". Anh em của Nguyễn ái
Quốc ở đây là những người da đen, những người ấn Độ, những người Xyri,
những người Trung Quốc...
Nguyễn ái Quốc đã có lần gửi thư tới nhà văn Rơnê Marăng, người da
đen có quốc tịch Pháp, là tác giả cuốn tiểu thuyết Batuala và đã đặt một câu
hỏi một cách thẳng thắn: "ông Marăng, ông muốn hay không muốn giúp đỡ
công cuộc giải phóng các nước anh
em ở thuộc địa?". Rơnê Marăng, người được Viện Hàn lâm Pháp quàng cho
một vòng hoa danh dự, đã trả lời Nguyễn ái Quốc một cách dè dặt và quanh
co.
- Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho An Nam. Những gia đình như
thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì. Thanh niên trong những gia
đình ấy thường học Khổng giáo, đồng chí chắc biết Khổng giáo không phải là
tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử. Và
trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về "thế giới đại đông". Khi tôi độ
mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác
ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã