HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 475

Đông Dương. Tại Đại hội, Người đã phát biểu lên án chủ nghĩa thực dân, kêu gọi giai

cấp vô sản Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Đông Dương. Cùng với các

đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân Pháp, Nguyễn ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Đảng

gia nhập Quốc tế thứ ba và trở thành một trong những người tham gia thành lập Đảng

Cộng sản Pháp. Tr.22.

11. Báo La Dépêche Coloniale : Báo xuất bản ở Pari từ tháng 8-1896. Sau đổi tên thành La

Dépêche Coloniale et Maritime . Tr.39.

12. Cuộc xung đột giữa Hy Lạp được đế quốc Anh hậu thuẫn và Thổ Nhĩ Kỳ năm 1920. Gây ra

cuộc xung đột này, đế quốc Anh nhằm tiêu diệt chính phủ dân tộc và cải cách của Thổ Nhĩ Kỳ do

Mutxtapha Kêman lãnh đạo. Tr.40.

13. Cuộc bạo động của nông dân ở Malaba (Tây Nam ấn Độ) bắt nguồn từ cuộc vận động không

hợp tác với chính phủ thuộc địa Anh do Găngđi và Đảng Quốc đại phát động từ năm 1920. Sang năm

1921, phong trào phát triển thành một làn sóng đình công và đấu tranh vũ trang của quần chúng. Cuộc

bạo động đã bị thực dân Anh đàn áp rất dã man. Tr.40.

14. Những sự kiện năm 1907, 1908 và 1909: Để dập tắt phong trào dân tộc ở ấn Độ, từ năm

1907, đế quốc Anh tiến hành một đợt đàn áp quy mô lớn, nhưng phong trào vẫn tiếp tục lan rộng. Nổi

bật nhất là cuộc đình công của công nhân dệt ở Bombay năm 1908, cuộc khởi nghĩa của nông dân ở

bang Pungiáp, v.v.. Từ năm 1906 đến năm 1909, chỉ riêng ở Bengan, Chính phủ thuộc địa Anh ở ấn Độ

đã xử 550 vụ án chính trị. Tr. 42.

15. Báo Le Libertaire: Tuần báo của Hội vô chính phủ - cộng sản, sau đó là cơ quan ngôn luận

của Liên đoàn cộng sản tự do Pháp, xuất bản ở Pari từ năm 1895. Tr.46.

16. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền: Một văn kiện quan trọng và nổi tiếng của Cách mạng

tư sản Pháp công bố ngày 26-8-1789. Tuyên ngôn nêu lên những quyền tự nhiên và không thể tước bỏ

của con người và của người công dân. Nó mở đầu bằng nguyên tắc mọi người sinh ra đều tự do, bình

đẳng, xác định chủ quyền quốc gia thuộc về nhân dân và ban hành nhiều quyền tự do dân chủ. Thực

chất, nó quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ tư bản, mà nổi bật nhất là quyền tư hữu. So với

chế độ phong kiến chuyên chế thì đây là một bước tiến bộ, phản ánh sức mạnh đấu tranh của quần

chúng nhân dân Pháp. Nhưng trên thực tế, giai cấp tư sản không bao giờ chịu thực hiện đầy đủ các

quyền kể trên mà thiết lập chế độ áp bức bóc lột tàn bạo đối với quần chúng lao động. Tr.46.

17. Báo Le Paria: Cơ quan tuyên truyền của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Nguyễn ái Quốc và một

số nhà cách mạng Angiêri, Tuynidi, Mangát, Máctiních, Marốc... sáng lập năm 1922, tại Pari. Báo xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.