Quốc tế thứ nhất đã lãnh đạo cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị của công nhân ở
các nước và củng cố sự đoàn kết quốc tế vô sản. Quốc tế thứ nhất đóng vai trò to lớn
trong sự nghiệp truyền bá chủ nghĩa Mác và trong việc kết hợp chủ nghĩa xã hội với
phong trào công nhân.
Sau khi Công xã Pari thất bại, một nhiệm vụ được đặt ra là thành lập các đảng
cộng sản có tính chất quần chúng ở mỗi nước, trên cơ sở những nguyên tắc mà Quốc tế
thứ nhất đã đề ra. Năm 1876, tại Hội nghị Philađenphia (Mỹ), Quốc tế thứ nhất chính
thức giải tán. Tr.62.
21. Quốc tế thứ hai: Thành lập năm 1889 tại Đại hội Liên minh quốc tế các đảng xã hội chủ
nghĩa khai mạc tại Pari (Pháp) theo sáng kiến của Ph. Ăngghen. Quốc tế thứ hai đã có tác dụng phổ
biến chủ nghĩa Mác về bề rộng, đã đánh dấu thời kỳ chuẩn bị cơ sở để cho phong trào cách mạng phát
triển rộng rãi trong nhân dân lao động ở nhiều nước.
Sau khi Ăngghen mất, cơ quan lãnh đạo của Quốc tế thứ hai rơi vào tay các phần tử cơ hội chủ
nghĩa, bọn này đã xét lại học thuyết cách mạng của Mác và hoạt động chống phá phong trào công nhân
các nước.
Về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế thứ hai ủng hộ chính sách đế quốc chủ nghĩa mà bọn tư
bản thực hiện ở các nước thuộc địa. Tr.62.
22. ở đây Nguyễn ái Quốc muốn nói tới những luận điểm của V.I.Lênin trong Sơ thảo lần thứ
nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, do Người soạn thảo và trình bày tại Đại
hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản họp từ ngày 19 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8 năm 1920.
Trong Luận cương và trong Báo cáo của Tiểu ban về vấn đề dân tộc và thuộc địa trình bày tại
Đại hội, V.I.Lênin đã đề cập tới những vấn đề hết sức quan trọng đối với phong trào giải phóng dân tộc.
Người chỉ rõ: Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc là một phạm trù của
cuộc cách mạng vô sản, vì vậy những người cộng sản phải ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, và với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, giai cấp vô sản ở các nước chậm tiến, sau
khi hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa. Tr.63.
23. Pari : Thủ đô lâu đời của nước Pháp, một trong những thành phố lớn trên thế giới. Trước
đây, Pari vốn nổi tiếng là một trung tâm văn hoá nghệ thuật. Từ cuối thế kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX,
Pari còn là một trung tâm cách mạng của châu Âu. Cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789 và cuộc