bản bằng tiếng Pháp, lúc đầu mỗi tháng ra một số, sau tăng lên hai số. Số 1 ra ngày 1-4-1922 với tiêu đề
Diễn đàn của các dân tộc thuộc địa , đến tháng 1-1924 đổi thành Diễn đàn của vô sản thuộc địa.
Thời gian đầu Nguyễn ái Quốc vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ báo. Sau khi Nguyễn ái
Quốc sang Liên Xô hoạt động (giữa năm 1923), báo không ra được đều nữa; và đến số 38 (tháng 4-
1926) thì đình bản. Tr.59.
18. Những điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản đã được Đại hội lần thứ II (năm
1920) của Quốc tế Cộng sản thông qua. Tinh thần cơ bản của nó là đòi hỏi các đảng vô
sản các nước muốn được kết nạp vào Quốc tế Cộng sản phải có thái độ dứt khoát về đường
lối và về tổ chức đối với Quốc tế thứ hai, phải đấu tranh kiên quyết về mặt tư tưởng
cũng như về những biện pháp hoạt động cụ thể chống mọi hình thái của chủ nghĩa cơ hội
và xét lại. Các đảng đó phải nghiêm chỉnh thực hiện và tuyên truyền giáo dục quần
chúng đường lối và quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; phải đổi tên là đảng cộng sản;
phải có kỷ luật chặt chẽ và triệt để tuân theo những nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.
Về vấn đề giải phóng dân tộc, điều 8 của văn kiện ghi rõ: "Đảng nào muốn ở trong
Quốc tế thứ ba đều buộc phải thẳng tay vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của bọn đế quốc
"nước mình" trong các thuộc địa, ủng hộ trên thực tế chứ không phải bằng lời nói mọi
phong trào giải phóng ở thuộc địa". Tr.62.
19. Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản): Một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản quốc tế,
trung tâm lãnh đạo phong trào công nhân thế giới.
Tháng 3-1919, dưới sự lãnh đạo của Lênin, các đảng cộng sản, nhóm cộng sản của 30 nước đã
tiến hành Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva. Quốc tế Cộng sản có vai trò lịch sử và
công lao to lớn đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Tại Đại hội lần thứ VII (1935), Quốc
tế Cộng sản đã đề ra chủ trương lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Quốc tế Cộng sản rất chú trọng đến vấn đề giải phóng dân tộc. Những Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của Lênin đã đặt nền tảng cho việc giải quyết đúng đắn những vấn đề phức tạp của
công cuộc giải phóng dân tộc.
Tháng 5 năm 1943, căn cứ vào hoàn cảnh mới, Đoàn chủ tịch Quốc tế Cộng sản với sự tán thành
của đại đa số các đảng cộng sản, đã thông qua nghị quyết tự giải tán. Tr.62.
20. Quốc tế thứ nhất : Tổ chức quốc tế đầu tiên của giai cấp vô sản, thành lập năm 1864 tại Hội
nghị công nhân quốc tế ở Luân Đôn (Anh), do C.Mác và Ph. Ăngghen lãnh đạo.