cách mạng vô sản Pháp chống tư bản năm 1871 lập lên Công xã Pari, là hai điển hình cách mạng của
nhân dân thành phố này.
Nguyễn ái Quốc đến nước Pháp cuối năm 1917 và đã ở Pari khoảng 6 năm. Tại đây, Người đã
hoà mình trong đời sống lao động và đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân Pari, Người đã tìm
đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba, trở thành một trong những người tham gia
sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920). Người đã sáng lập Hội những người An Nam yêu nước, gửi đến
Hội nghị Vécxây bản yêu sách của nhân dân An Nam, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa và báo
Le Paria, đề xướng báo Việt Nam hồn cùng nhiều hoạt động cách mạng khác. Người đã tìm thấy con
đường cách mạng đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc.
Tháng 6-1923, Nguyễn ái Quốc rời Pari đi Mátxcơva (Liên Xô) để họp Đại hội lần thứ V Quốc
tế Cộng sản và sau đó về Trung Quốc để chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Tr.67.
24. Báo Le Matin : Báo xuất bản ở Pari từ tháng 2-1884. Tr. 71.
25. Báo Le Petit Parisien : Báo xuất bản hằng ngày ở Pari từ ngày 15-10-1876. Tr.71.
26. Hai câu thơ này trước kia dùng để nói về một viên quan ở địa phương được nhân dân quý
mến vì có lòng nhân ái, quan tâm đến đời sống của họ. Quạt lông và xe lăn là những đồ dùng của các
viên quan khi đi kinh lý các địa phương.
ở đây, tác giả nhắc tới hai câu thơ này với dụng ý châm biếm sâu cay và đả kích những hành
động mà bọn thực dân Pháp coi là "nhân ái". Tr.91.
27. Hội chợ triển lãm thuộc địa Mácxây: Năm 1922, tại thành phố Mácxây (miền Nam nước
Pháp), Chính phủ Pháp mở Hội chợ triển lãm thuộc địa, trưng bày các sản vật mang từ các thuộc địa
của Pháp sang, để nói lên sự giàu có của thuộc địa và công lao "khai hoá" của người Pháp, đồng thời
kêu gọi tư bản Pháp bỏ vốn kinh doanh và khai thác ở các thuộc địa. Tr.95.
28. Chỉ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, bắt đầu bùng nổ ở châu Âu từ tháng 8-
1914 và kết thúc vào tháng 11-1918. Cuộc chiến tranh này nhanh chóng lan rộng khắp thế
giới, lôi cuốn nhiều nước đế quốc và cả các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thực chất nó
là một cuộc xung đột ác liệt giữa các nước đế quốc lớn để giành giật quyền lợi, chia
lại thị trường thế giới. Nhưng để che đậy ý đồ xấu xa đó, để lừa bịp nhân dân các nước
tư bản và các thuộc địa, bọn đế quốc đã gọi cuộc chiến tranh đó là "vì nhân đạo", "vì
công lý".
ở đây, chữ "vì công lý" được tác giả dùng với ý mỉa mai, châm biếm để vạch trần thực chất của
cuộc chiến tranh tàn khốc này. Tr.119.