- Đêm qua, ta mơ gặp một cơn giông bão rất to. Lúc đó, bầu trời sầm xịt. u
tối. Có một người đầu đội mũ kim khôi, mình mặc giáp trụ xăm xăm đi đến
trước mặt ta. Nhìn kỹ hoá ra Chế Bồng Nga. Ta và Chế liền xông vào nhau
vật lộn dữ dội. Vừa vật nhau, vừa hò hét, quyết một phen còn mất. Rồi cuối
cùng, ta bị ngã. Chế Bồng Nga cũng ngã theo. Chế Bồng Nga nằm đè lên
ta. hắn cắn vào vai ta. Còn ta thì ngẩng mặt lên trời, và nghiến răng dùng
hết sức hai tay bóp cổ nó. Vừa đến lúc đó, ta bỗng choàng tỉnh giấc, mồ hôi
vã ra khắp người, tỉnh dậy mà vẫn còn thở hồng hộc. Sử Văn Hoa, ngươi
nổi tiếng có tài giải mộng. Thử đoán xem đó là hung mộng hay cát mộng?
Sử Vàn Hoa lạnh toát chân tay, im lặng ngồi nghe Duệ Tôn kể mộng. Ông
ngẫm nghĩ hiểu ngay đó là giấc mộng điển hình đã được ghi chép trong
sách “Mộng Kinh”. Cả sách sử cũng ghi lại mấy giấc mộng này. Người nào
chỉ có sơ học về phép giải mộng cũng thuộc lòng chuyện này. Sách chép
rằng:
“Năm Hy Công thứ 28, Tấn Vương nằm mơ thấy mình đánh nhau với Sở
Vương. Sở Vương nằm đè lên Tấn Vương và cắn vào ngực Tấn Vương.
Vua Tấn tỉnh mộng lấy làm kinh sợ. Tử Phạm đoán mộng nói ráng Tấn
Vương đã gặp mộng lành. Bởi vì tuy Sở Vương nằm đè ở trên nhưng mặt
lại nhìn cúi xuống đất, đó là động tác của kẻ quỳ lạy. Còn Tấn Vương lại
ngẩng mặt nhìn lên trời, đó là tư thế của kẻ chiến thắng”.
Sử Văn Hoa biết Duệ Tôn là người thông minh. Có lẽ ông ta muốn dùng uy
tín của Sử Văn Hoa để tuyên truyền cho sự tất thắng Chế Bồng Nga của
ông, buộc triều đình phải tin tưởng vào sự thân chinh tiễu phạt Chiêm
Thành của ông.
Tuy nhiên. Sử Văn Hoa lại quỳ lạy và tâu với vua Duệ Tôn:
- Tâu bệ hạ, mộng này là mộng dữ.
Duệ Tôn đứng phắt dậy:
- Khanh nói lại đi. Cớ sao là hung mộng? Ta không tin! Ta không tin!
Sử Văn Hoa vẫn quỳ rạp. không dám ngẩng đầu:
- Tâu bệ hạ, giấc mộng giống hệt giấc mộng Tấn Vương và Sở Vương đánh
nhau. Tuy nhiên vẫn có một điều rất khác.
- Thế nào là khác? Vô lý! Cả hai giấc mộng đều giống hệt nhau. Tấn