Qua tờ mật tấu của Đỗ Tử Bình. triều đình Việt dấy lên hai luồng ý kiến:
một ý kiến cho rằng trừng phạt Chiêm Thành là cần thiết nhưng chỉ nên cử
một viên tướng đi là đủ; ý kiến thứ hai cho rằng cần phải đè bẹp hoàn toàn
sự chống cự của Chế Bồng Nga, muốn vậy, đức vua Duệ Tôn cần phải thân
chinh cầm quân di dẹp giặc. Cần phải làm mạnh mẽ như Lê Đại Hành
hoàng đế và Lý Thánh Tôn hoàng đế khi xưa, nghĩa là đem đại quân đánh
thẳng vào thành Đồ Bàn.
Đứng về phía ý kiến thứ nhất, có Trương Đỗ, quan ngự sử là người can
ngăn quyết liệt nhất. Đỗ dâng sớ:
Chiêm Thành trái lệnh, tội ấy giết chết cũng chưa đáng, song ở cõi Tây xa
lánh, núi sông hiểm trở, nay bệ hạ mới lên ngôi, chính hoá chưa thấm
nhuần đến phương xa, nên sửa văn đức cho họ tự phải phục. Nếu không
theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn gì.
Đỗ dâng sớ ba lần, Duệ Tôn cũng không nghe. Ngự sử đại phu liền treo mũ
từ quan: trở về quê cũ là phường Cơ Xá Nghi Tàm, làm nghề trồng hoa,
chịu sống thanh bạch nghèo túng. Việc làm của tiến sĩ Trương Đỗ gây tiếng
vang lớn trong triều đình.
Việc can ngăn của Đô lan sang cả bà phi Bích Châu là người đàn bà thục
hạnh được vua Duệ Tôn rất yêu. Bích Châu hay chữ có bài văn “Kê Minh
thập sách” khuyên nhủ nhà vua rất nổi tiếng đương thời.
Đọc xong bài sách Kê Minh, vua Duệ Tôn gõ mạnh vào chiếc phách gỗ, rồi
cười ha hả: “Không ngờ một người đàn bà mà lại thông tuệ đến thế! Thật là
một từ phi ở trong cung của trẫm vậy?” Nay, nghe tin nhà vua muốn đi
đánh Chiêm Thành, triều thần can ngăn không được, bà Bích Châu liền viết
một bài biểu dâng lên. Bài biểu viết:
- Thiếp trộm nghĩ, rợ Hiếu Doãn ngang tàng quá lắm, từ trước quen thân;
rợ Hung Nô kiệt hiệt gớm ghê, đến nay càng tệ. Vì cướp bóc là cái thói
thường của lũ man di, mà dùng binh không phải ban tâm của người vương
giả. Nước Chiêm Thành nhỏ xíu ở nơi hải đảo, năm xưa kéo quân vào sông
Nhị Thuỷ, nhóm thấy nước ta bất hoà; khi ấy tiếng trống ran ngoài biển chỉ
vì lòng dân ta chưa an, cho nên chúng dám tung đàn ruồi nhặng múa ngoài
bãi cỏ, có khác nào dơ câng bọ ngựa ngăn xe. Nhưng thánh nhân rộng