giống từ núi cao giáp giới vùng Vân Quý phương Bắc, cắn vào miệng,
nước ứa ra thơm lừng, cuối cùng là thứ tiểu mai, chín rồi mà quả vẫn xanh
rờn nhỏ xíu, ăn vào lúc đầu thấy đắng, nhìn kỹ sau thành vị ngọt... Đó là
bữa tiệc nhớ đời Nguyên Trừng đi đâu cũng nói với mọi người như vậy.
Thượng tướng nhân lúc tửu hứng, đọc bài thơ Giang Mai (cây mai trên
sông) của Đỗ Phủ:
Tháng chạp nhuỵ mai vừa hé
Sang năm mai nở đầy cành
Vẫn biết ý xuân xinh đẹp
Riêng lòng lữ khách buồn tênh
Cây và tuyết cùng một sắc
Gió trên sông, sóng bồng bềnh
Vườn cũ nào đâu còn thấy
Núi Vu Cao một màu xanh.
Nguyên Trừng khen thú vị, bèn sai gia nhân lấy bút, giấy ra vẽ một cây mai
trên một mỏm núi. Dưới núi, một dòng sông, một lá thuyền. Trừng ngẫu
hứng vẽ, phóng bút rất nhanh, chỉ một loáng đã xong. Cạnh bức tranh đề
hai câu thơ:
Lạc tới chiêm bao mai một nhánh
Muốn đem tặng bạn, khó vô ngần
Khát Chân cười ha hả, ông thích cái ý tặng bạn một nhành mai, cả trong
cơn mơ, một ý thơ phóng khoáng, kỳ thú, như ông nói.
Trừng hỏi:
- Huynh có biết hai câu thơ này của ai không?
- Xin chịu.
- Đó là hai câu cuối trong bài thơ Tảo Mai (hoa mai sớm) của ông thiền sư
Trần Nhân Tông, lúc ngài tu hành trên núi Yên Tử.
Từ bữa tiệc vườn mai nhớ đời ấy, Nguyên Trừng và Khát Chân luôn luôn đi
lại với nhau.
Và cũng từ đó, mỗi độ xuân về, quan thượng tướng lại mở tiệc trong Vườn
Mai, và đặt tên là tiệc “Đại Mai”.
Mùa Xuân năm Giáp Tuất (1394), thời tiết ấm áp, báo hiệu năm ấy sẽ