Trong vòng hai mươi năm, từ năm 1370 đến năm 1390, quân Chiêm Thành
đã xâm nhập đốt phá Thăng Long bốn lần. Lần thứ nhất, ngay sau khi Nghệ
Tôn mới lên ngôi. Đại Việt sử ký còn ghi:
“Tháng ba nhuận năm Tân Hợi (1371), người Chiêm thành sang cướp phá,
tiến quân vào từ cửa biển Đại An, tiến thẳng đến kinh sư. Dụ binh của giặc
đến bến Thái Tổ, phường Phục Cổ (ngày nay khoảng phố Nguyên Du). Vua
đi thuyền sang Đông Ngàn lánh giặc. Ngày 27, quân Chiêm vào Thăng
Long, đốt phá cung điện, cướp lấy con gái đẹp, vàng bạc châu báu đem
về... Giặc đốt cung điện đồ thư trụi cả...
Lần đốt phá Thăng Long thứ hai của quân Chiêm xảy ra năm 1877.
Lần đốt phá Thăng Long thứ ba xảy ra năm Mậu Ngọ (1378).
Lần đốt phá Thăng Long thứ tư, quân Chiêm tiến hành vào năm Quý Hợi
(1383). Sử cũ ghi:
“Quý Ly phải sai nghĩa đệ là Nguyễn Đa Phương dựng rào trại quanh kinh
thành ngày đêm canh giữ.”
Nghệ Hoàng sợ hãi, xuống thuyền ngự định sang Đông Ngàn lánh nạn. Có
người nho sinh Nguyễn Mộng Hoa ra bến sông, lội xuống nước níu thuyền
vua, xin thượng hoàng ở lại đánh giặc. Thượng hoàng bảo:
- Ta cũng giống như Bái Công, Hán Cao Tổ; còn Chế Bồng Nga chẳng
khác nào Hạng Võ. Thua được; bên chạy bên đuổi là lẽ thường tình. Kẻ kia
hung hăng, còn ta mềm dẻo, cũng lại là lẽ thường tình. Chỉ đến phút cuối ai
được ai thua rõ ràng mới quan trọng.