xin theo quân nổi dậy, kẻ chạy trốn về quê.
Tiến thêm bước mới, Thiên Nhiên tăng xưng vương. thành lập riêng một
triều đình. Ông phong cho Nguyễn Tống Mại người kẻ Sở và Nguyễn Khả
Hành người làng Lôi Xá bên Tây Hồ làm quan hành khiển, cùng nhau đêm
ngày ngồi trong trướng gấm bàn việc quân cơ.
Một hôm, có chàng nho sinh đến xin gặp, lính gác đuổi thế nào cũng không
chịu đi. Sau đó nho sinh lấy ra một chiếc khăn vuông mà bốn góc có bốn
quả đào tết bằng chỉ màu và nói:
- Xin thầy vào bẩm với đại vương, đây là chiếc khăn phủ lồng con sáo hôm
ngày hội phóng sinh của người đàn bà chăn vịt bên đầm Thiên Nhiên khi
xưa... Hỏi đại vương còn nhớ hay đã quên?
Người lính gác vào bẩm với Sư Ôn. Phạm Sư Ôn cầm chiếc khăn có bốn
quả đào, vội đứng phắt ngay dậy:
- Gã học trò ấy đâu? Cho vào đây ngay.
Anh học trò gầy gò, mặt mũi khôi ngô, có đôi mắt sáng, lễ phép nói:
- Tiểu nhân xin kính chúc đại vương những điều tốt lành.
Phạm Sư Ôn chăm chú nhìn chàng trai có gương mạt phảng phất quen
thuộc ấy, vội vàng hỏi:
- Người đàn bà có tấm khăn vuông này bây giờ ở đâu?
- Bẩm đại vương, bà ta đã chết rồi.
Ông thầy chùa nổi loạn bồng trĩu buồn:
- Chết từ hồi nào?
- Bẩm, đã lâu. Bà bị ức hiếp, lưu lạc khắp nơi, vì vất vả làm lũ quá nên mắc
bạo bệnh, chẳng mấy chốc qua đời
- Nhà ngươi với bà ta họ hàng thế nào?
Bẩm, tiểu nhân là cháu gọi bà bằng cô. Trước khi qua đời, bà dặn tiểu nhân
bằng mọi cách đưa chiếc khăn này tới tay đại vương.
- Bà ấy có nói gì không?
- Bà ấy chỉ dặn tiểu nhân nói với đại vương câu này: “Con sáo đã sổ lồng,
nhưng con sáo phải khôn ngoan, đừng bao giờ để sa vào bẫy nữa...”
- Đến lúc chết bà ấy còn nghĩ tới ta.
Phạm Sư Ôn thở dài. Ông đăm đăm nhìn chàng trai, cứ thấy ngờ ngợ: “Cậu