thể chờ đợi được. Đói rách và lầm than ở khắp nơi. Tuy nhiên, thực ra, vẫn
còn một cách nữa.
- Cách đó ra sao?
- Hiện nay vua tôi nhà Trần đương dồn hết sức lực để chống giữ quân
Chiêm Thành. Đại quân của Chế Bồng Nga đương ở Hoàng Giang, cửa ngõ
phía nam Thăng Long. Bao nhiêu quân tinh nhuệ. Quý Ly đều dồn hết
xuống vùng châu thổ. Rồi lại phải chia quân cho Đặng Tất lên đề phòng
biên giới phía Bắc. Binh lính ở các trấn lộ rất mỏng, chỉ đủ sức chống đỡ
với những toán cướp nhỏ. Còn Thăng Long thì sao? Có thể nói lúc này kinh
đô bị bỏ ngỏ.
- Cháu nói rất đúng. Thăng Long bỏ ngỏ. Ta sẽ nhân cơ hội này chiếm lấy
kinh sư.
- Bẩm đại vương, cơ hội hiếm có? Nhưng chúng ta không thể coi thường
thái sư Quý Ly. Ông ta là con người mưu lược. Vì vậy, đánh chiếm thì
được, nhưng ta không thể tham lam để rồi sa bẫy.
- ý cháu định nói gì? à, ta hiểu ý cháu. Có phải cháu định khuyên ta chiếm
kinh sư nhưng không đóng lại ở kinh sư?
- Đại vương nói rất phải. Thực ra thế lực của ta còn nhỏ. Nếu đóng lâu dài,
ta bỗng chủ động lại chuyển thành bị động. Ta đang bao vây lại rơi vào thế
bị bao vây. Vậy nên, ta đánh chiếm Thăng Long. mục đích chỉ cốt khoa
trương thanh thế, làm nức lòng tướng sĩ, và làm cho lòng dân nghiêng ngả
rồi dần dần theo ta.
Phạm Sư Ôn sai thêu ngay một lá cờ to với bốn chữ: “Diệt Trần, bình
Chiêm”. Rồi hôm sau, chém đầu viên an phủ sứ lộ Quốc Oai để tế cờ. Ba
vạn binh mã như nước lũ ào ạt tiến về Thăng Long.
Hôm tế cờ, Phạm Sinh xin phép về quê, vì có việc rất cấp thiết. Sư Ôn nói:
- Cháu đến với ta mới được mươi ngày đã vội ra đi. Thú thực, trông thấy
cháu ta như trông thấy bà ấy. Ta nghĩ rằng ta có duyên nợ với cháu. Sao
cuộc hội ngộ lại ngàn ngủi làm vậy
Phạm Sinh cũng bịn rịn:
- Cháu tin chắc lần này đánh Thăng Long sẽ thành công. Cháu chỉ xin bác
đừng đóng quân lâu ở đó. Thái sư Quý Ly chẳng phải người đơn giản. Chỉ