làm việc đó như vậy, đã khai sinh cho ông một lần nữa. Nghệ Tôn làm thế
đơn thuần chỉ như một cử chỉ khen ngợi; nhưng đối với Văn Hoa, đó lại là
một điều trọng đại; chữ Sử đối với ông đột nhiên trở thành một định hướng.
Cái lẽ sống mà ông âm thầm nung nấu, sở dĩ âm thầm bởi vì ông chỉ là một
viên quan nhỏ vô danh, nay đã như cái dùi trong bị lộ ra; vua đã biết tên, lẽ
sống đã được khẳng định nên nó càng trở nên mạnh mẽ.
Cảm cái ơn tri ngộ của thượng hoàng, từ đó ngoài trách nhiệm của một thần
từ, Sử Văn Hoa còn coi Nghệ hoàng như cha đẻ của mình, lẽ dĩ nhiên ông
cũng đủ trí thông minh và lòng tự trọng để không bộc lộ nó ra bằng sự tận
tuỵ, bằng sự chí thành. Ngược lại, ông vua già cũng cảm thấy điều đó, ông
đối đãi với Sử như một người thân tín.
Trần Nghệ Tôn ngồi trên sập vàng, vẻ nóng nảy chờ đợi. Vừa trông thấy
Sử, ông vui mừng ra mặt. Chờ cho Sử quỳ lạy xong, ông vẫy Sử lại gần:
- Trẫm đã có một giấc mộng rồi.
- Dạ thưa...
- Chả là trẫm thèm một giấc mộng. Ba ngày qua, kể từ hôm trước hội thề,
trẫm đã trai giới để cầu thần Đồng Cổ và ta đã gặp mộng.
- Tâu bệ hạ, người đã gặp thần Đồng Cổ.
Chắc là vị thần ấy. Thần Đồng Cổ là vị thần bộ quốc Hồi nhà Lý, nhờ thần
Đồng Cổ báo mộng mà Lý Thái Tôn đã dẹp được loạn ba vương. Ông ấy là
thần hộ quốc chắc ta đã gặp thần Đồng Cổ.