tiếng vạc ngoài vườn. Cụ cầm đèn ra, con vạc khập khiễng xưa đã trở về.
Lần này nó rủ theo một con vạc khác. Con này chắc là chồng, con chim đực
như vẫn sợ hãi, nó đậu ở ngọn tre và kêu xáo xác. Cụ bảo:
- Đừng sợ! cứ về đây mà ở. Đất này là đất Phật.
Đôi vạc đẻ ra một lũ vạc con. Thấy gia đình nhà vạc được sống yên ổn, dần
dần lũ chim trời rủ nhau đến, càng ngày càng đông đúc thêm. Vườn chùa
trở thành vườn chim. Hôm sư Đà La bị chết thiêu, ba ngày liền, lũ chim xáo
xác bay trên bầu trời vùng chùa.
Thiếu bóng sư cụ, mấy sư bác và chú tiểu cũng chuyển đi ở chùa khác; ngôi
chùa hoang phế hoàn toàn. Sự vắng lặng đã khuyến khích lũ chồn cáo đến
chiếm lĩnh. Chứng đào hang hốc trong các bệ thờ. Những đêm tĩnh mịch
chúng nô đùa đuổi nhau trên mái làm sụt lở từng mảng, để nước mưa luồn
vào phá hoại thêm.
Chúng trèo lên cây cao bắt chim non làm vườn chim xơ Những cư dân cuối
cùng đến ở là những con người lang thang, những anh học trò nghèo đến
Thăng Long học tập, những nô tỳ trốn chủ hoặc được giải phóng, những kẻ
ăn mày, những người lỡ độ đường, thậm chỉ cả bọn trộm cướp tạt qua... Có
bóng người, lập tức lũ chồn cáo chuồn ngay, trả lại sự yên lành cho lũ chim
và những con người. Người lang thang vốn không thích nhiễu sự, không
thích ai nhòm ngó, họ không muốn đàn chim xáo xác, kéo sự chú ý đến
ngôi chùa, vì vậy người và chim sống rất hoà thuận. Vườn chim từ đó lại
đông đúc như sinh thời sư cụ Đà La. Kể từ ngày Chế Bồng Nga cướp
Thăng Long lần thứ nhất, đã gần ba mươi năm; thời gian không người
chăm sóc dài như vậy đã đủ làm ngôi chùa trở thành tiều tuỵ biết nhường
nào.
Một nho sinh tên là Phạm Sinh đến Thăng Long làm nghề viết mướn, nghe
mách có ngôi chùa hoang, bèn tìm đến trú ngụ. Nhìn thấy cảnh hoang phế,
đôi mắt sáng của anh buồn bã tối sầm lại. Anh thở dài và xắn tay áo dọn
dẹp ngôi chùa.
Bước vào nhà tiền điện đã thấy ngay hai pho hộ pháp, ông Thiện ông ác
khổng lồ đắp bằng đất sét tô sơn. Hai ông uy nghi đầu sát mái chùa nhìn
trừng trừng vào mặt Phạm Sinh.