HỒ QUÝ LY - Trang 490

dựng nên văn hoá hài hoà Đại Việt. Hơn một chục ngôi chùa được dựng
ngay trên đất Yên Tử. Núi thiêng đã toả khí lành từ bi lên khắp đất nước.
Yên Tử đã trở thành tổ đình Phật giáo là một danh sơn bậc nhất nước ta...
***
Sau khi Phạm Sinh quay trở về Thăng Long tìm cha, sư Vô Trụ cũng quay
trở về núi thiêng Yên Tử. Vị du tăng đã lang thang cả một đời, đi đến đâu
cũng tìm hết cách xoa dịu nỗi đau khổ của người dân khốn cùng. Ông thấy
mình đã già rồi, đã thấm mệt, tuổi già không cho phép ông tiếp tục để du
phương khuyến thiện, hành phật sự. Ông quay lại suối rừng để làm việc
cuối cùng, niệm phật, suy ngẫm tìm về với cái chân tâm vắng lặng của
mình.
Về cuối đời thiền sư Huệ Quang đệ tam tổ Trúc Lâm đã gần 80, già lắm rồi,
ông tu tại chùa Hun, Côn Sơn. Lúc đó Vô Trụ là một chú sa di chừng mười
tuổi, suốt ngày đêm hầu hạ tổ. Lúc nào chú cũng khoanh tay trước ngực rất
lễ phép, chẳng lúc nào sao nhãng công việc Hoà thượng già rất thương chú,
thường gọi đùa là “Chú bé khoanh tay”. Hỏi đến chữ nghĩa kinh kệ, chú trả
lời rất thông. Thiền sư Huệ Quang ngạc nhiên:
- Ai dậy con học vậy?
- Thưa tổ, các sư huynh dậy mặt chữ.
- Thời giờ đâu con học?
Thưa tổ, ban trưa, ban tối, lúc tổ mệt ngủ thiếp đi, con lấy que viết chữ lên
đất. Viết mãi nên lu lu như in.
- Con thử dọc một bài kệ nào cho ông nghe
Chú bé lập tức đọc vanh vách:
Tâm vương không tướng cũng không hình
Mặt tựa ly châu vẫn chẳng minh
Muốn biết đâu là “khuôn mặt thực”
Ha ha! giữa trưa là nửa đêm.
- Bài đó của ai?
- Của ngài Tuệ Trung thượng sĩ.
- Con hiểu thế nào?
- Dạ, con không hiểu, nhưng con biết “Tâm” là điều quan trọng nhất của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.