qua hàng chục con suối đến chân núi Yên Tử, đã thấy quan lại địa phương
và xã trưởng cùng nhân dân bầy hương án sẵn để đón rước. Quan phủ rước
đức ông vào nghỉ ở căn nhà tạm mới mọc lên. Người đó thưa:
- Theo lệnh của đức ông, lộ đã sức về phủ, phủ đã sức về huyện, huyện đã
sức về xã, mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng...
Trừng bảo:
- Các ông biết đấy. Tây Đô đã hoàn thành. Năm nay mở hội thề rất lớn
trong đó. Nhưng cha ta muốn cả nước đều được tưng bừng, vì vậy cho phép
mùa xuân này, các hội quê đều được mở. Tiếng âu ca phải được vang lên
khắp nơi. Vả lại, năm qua cả nước được mùa. Ta nghe nói, mấy năm nay
Yên Tử không mở hội. Hơn nữa, vừa rồi phủ sở tại đây đã dập tắt được một
nhóm nô tỳ kéo nhau tụ tập trong rừng, tuy chưa làm phản nhưng chắc là có
chí ấy.
Viên quan sung sướng khúm núm:
- Dạ, quân lính đã chặt được hơn trăm thủ cấp.
- Tôi có nghe an phủ sứ đề nghị thăng thưởng cho ông. Việc võ là cần,
nhưng việc văn cũng cần không kém. Vì vậy, tôi muốn ông cho tổ chức
ngày hội Yên Tử thật long trọng. Tôi đã dạn thưởng thêm cho phủ trăm
lạng bạc, chi vào lễ hội. Ông nên biết, dân rất thèm vui. Mấy năm nay,
chẳng hề nghe tiếng trống thì thùng... có hội, lòng dân sẽ vui tươi nô nức...
Đúng lúc Nguyên Trừng đang nói, rừng Yên Tử bỗng rộ lên những tiếng
kêu xáo xác của muông thú. Tiếng động ồn lên như một cơn sóng ào ạt xô
tới, rồi bỗng dưng bặt lặng. Trừng nhíu mày hỏi:
- Tiếng gì vậy?
- Dạ mấy hôm nay rừng động!
- Sao lại động?
- Dạ, có thể lúc quan quân hàng ngàn người reo lên à à sục sạo trong rừng
tìm lũ phản loạn, rồi đang đêm đốt đuốc thổi tù và inh ỏi... nên đã làm lũ
muông thú kinh hoàng. Cũng lại có thể, vì con hùm đen - chúa rừng, đã lâu
vắng bóng, nay lại xuất hiện ở vùng này... Thật lạ lùng? Nghe nói con vật
đó hằng đêm vẫn về mài móng vào thân cây xích tùng ở am Hoa trên núi
nhưng lại chẳng hề làm hại tới sự cụ Vô Trụ và những người ở đó