- Chẳng những ông vui và người dân cũng cảm ơn cháu. Đã gần chục năm
nay, họ vẫn mong một ngày hội Phật. Ông già ngẫm nghĩ rồi hỏi - Làm thế
này, cháu không sợ cha cháu phật lòng hay sao?
Nguyên Trừng cười:
- Cả đến ông, cũng không hiểu được lòng cha cháu.
- Không hiểu cha cháu?
- Ông thử nghĩ xem. Khói hương ư? Tụng kinh ư? Lễ hội ư? Cha cháu tại
sao lại giận, tại sao lại phản đối?... Chỉ miễn là lòng dân an vui - Trừng
mỉm cười - Thậm chí cha cháu còn bảo sau khi thăm ông, cháu phải đến
vấn an các thiền sư Yên Tử, và thỉnh các vị về Tây Đô mừng kinh đô mới.
***
Sư Vô Trụ, không ăn uống, ngồi kiết già đã mấy ngày liền vẫn chưa thị
tịch. Hôm Nguyên Trừng theo ông ngoại từ am Dược đến am Hoa viếng
thăm, sư đột nhiên bừng mở mắt và sai chú tiểu mời vào. Nguyên Trừng
làm lễ vấn an, thiền sư nói:
- Khi đức ông còn nhỏ tuổi, tôi đã có duyên hội ngộ. Đức ông từ khi ấy đã
đọc kinh Phật. Vậy là đã có chút duyên với nhà Thiền.
Nguyên Trừng truyền đạt lời mời tới Tây Đô dự lễ. Sư nói:
- Rất tiếc, đã đến thời tiết của lão nạp này rồi.
- Xin thiền sư chỉ giáo đôi lời.
Lão nạp đức mỏng không có lời riêng. Chỉ xin gửi lại đức ông hai câu kệ
của đức Nhân Tôn:
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên.
Cơ tắc xan, hề, khốn tắc miên...
(ở cõi trần vui đạo, hãy tuỳ duyên
Đói thì ăn, hề, nhọc ngủ liền...)
- Tuỳ duyên?
- Vâng... có duyên, chớp mắt mọc vạn lâu đài. Hết duyên, chớp mắt lại tan
ngay...
Thiền sư nhắm mắt, từ đó ông không nói gì nữa. Hôm sau, Nguyên Trừng
từ giã ông ngoại xuống núi. Nguyên Trừng để Thanh Mai ở lại ít bữa với
ông ngoại để giúp đỡ am Hoa, vì sư Vô Trụ sắp ra đi. Nàng và ông già Lặc