HỒ QUÝ LY - Trang 8

Vì vậy đền Đồng Cổ Thăng Long thờ thần Trống Đồng mà suốt hơn hai
trăm năm không có trống đồng. Đến năm Mậu Ngọ (1258) vua Trần Thái
Tôn đại thắng quân Nguyên lần thứ nhất. Nhân dân vùng An Định, Thanh
Hoá cũng đào được chiếc Đại Đồng Cổ, chiếc trống đồng cỡ lớn, to gấp
rưỡi chiếc trống đồng trên núi Đồng Cổ. Các vị bô lão nói: “Vượng khí của
non sông xuất hiện để chào mừng một thời thịnh trị”. Nhân dân liền rước
chiếc Đại đồng cổ lên Thăng Long tiến vua, để đưa vào thờ ở miếu thần hộ
quốc. Vua Trần Thái Tôn nói:

- Thực là điềm trời giúp nhà Trần ta, binh khí phải đủ bộ. Có âm phải có
dương. Mỗi khi nghe tiếng Đại Hồng Chung Yên Tử ngân nga lánh lót, ta
cứ thấy băn khoăn như thiếu vắng một cái gì. Hoá ra tiếng chuông là thanh
cao thanh nhẹ phải có tiếng thanh trầm thanh đục của chiếc Đại Đồng Cổ
mới tạo ra được cảm giác hoà hợp. Bây giờ linh vật đủ đôi, âu cũng là điềm
trời muốn giúp ta điều hoà âm dương.

Lệ nhà Trần năm nào cũng có hội thề Đồng Cổ. Nhưng chỉ có những năm
đặc biệt, như vào năm thắng giặc, hoặc vua mới lên ngôi mới đem linh khí
Đại Hồng Chung và Đại Đồng Cổ ra rước.

Vậy năm nay là năm gì mà ông vua già Trần Nghệ Tôn lại sai quan tư tế
chuẩn bị khám soát cả chuông thần và trống thần. Tự đặt câu hỏi vậy thôi,
chứ thực ra dân Thăng Long đã tự biết câu trả lời. Cứ nhìn những sự kiện
xảy ra trong những năm gần đây thì rõ. Quân Chiêm Thành do vua Chế
Bồng Nga đã mấy lần tấn công uy hiếp. đại binh của họ tiến gần sát kinh
đô. Những nô tì theo nhà sư Phạm Sư Ôn nổi loạn đã tràn vào Thăng Long,
đốt phá ba ngày đêm. Vua Trần Duệ Tôn đem quân vào đánh Chiêm Thành
bị tử trận. Vua Trần Phế Đế bị ông vua già truất ngôi rồi giết chết. Ông vua
già Trần Nghệ Tôn làm thái thượng hoàng suốt ba đời vua. Nghệ tôn cho
con út là Thuận Tôn lên ngôi vua. Đất nước chao đảo thế này mà quyền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.