Lúc ấy, các thân vương, công chúa nuôi trong nhà rất nhiều thủ hạ, lắm
gia nô. Thái tể Nguyên Trác tức Cung Tĩnh Vương cùng Thiên Ninh công
chúa và nhiều tôn thất đang đêm mang gia nô vào triều đình giết Nhật Lễ.
Hắn trèo tường núp dưới cầu trốn biệt. Khi Nguyên Trác và Thiên Ninh
công chúa kéo về thì trời đã sáng. Nhật Lễ về cung sai người tầm nả những
kẻ chủ mưu, bắt được I8 người tôn thất nhà Trần, trong số đó có Cung Tĩnh
Vương Nguyên Trác. Thiên Ninh công chúa trốn được, khóc bảo Cung Định
Vương Nguyên Phủ : « Thiên hạ của tổ tông nhà mình, sao nở bỏ cho người
khác ? Em hãy trốn đi mà tìm đường phục nghiệp Trần ! » Cung Định
Vương Nguyên Phủ có con gái gả cho Nhật Lễ nhưng cũng sợ vạ, trốn lên
Đà Giang, và ước ngầm với Cung Tuyên Vương Nguyên Kính, Trần Nguyên
Đán và công chúa Thiên Ninh họp nhau trên sông Đại Lại (thuộc tỉnh Thanh
Hóa) để khởi nghĩa.
Tôn thất và các quan dần dần trốn khỏi thành theo ông và khuyên ông
mau về dẹp loạn.
Tháng giêng năm Canh Tuất (I370), Cung Định Vương và các tôn thất,
trăm quan tiến quân về kinh thành. Đến Kiến Hưng (Nghĩa Hưng, thuộc tỉnh
Nam Định), ông lên ngôi, quần thần tôn hiệu là Thế Thiên Kiến Cực Thuận
Hiếu Hoàng Đế, tức là Nghệ Tông. Nghệ Tông giáng Nhật Lễ làm Hôn Đức
Công rồi giết đi, đặt niên hiệu Thiệu Khánh (I370).
Đọc đoạn sử này, chúng ta đã thấy rõ Trần triều đã bắt đầu thối nát.
Vua Dụ Tông là một hôn quân vô đạo làm cho triều chánh ngữa
nghiêng, nhân dân thống khổ, lòng người ly tán, anh ông là Cung Túc
Vương Nguyên Dực cũng chẳng hơn gì, mê đào hát, cướp vợ dân. Cả triều
đình, từ hoàng thân quốc thích đến bá quan văn võ đều nhu nhược để cho
một người đàn bà là vợ Minh Tông, Hiến Từ Thái hậu thao túng, quyết định
đại sự là lập vua.
Theo ông Trần Hàm Tân, thuộc trường Bác-cổ Hà Nội, tác giả quyển
TRUYỆN CỤ CHU VĂN AN thì bà Hiến Từ cũng chẳng phải là một người
đàn bà ngu muội. Đây là một chuyện nhỏ về bà Hiến Từ :