Năm Quí Tỵ (I353), Dụ Tông cho quân đưa Chế Mộ về nước, nhưng
đến Cổ Lủy (thuộc Quảng Ngãi ngày nay) thì bị quân của Bồ Đề chận đánh.
Quân ta thua chạy về. Chế Mộ buồn rầu, chẳng bao lâu thì mất.
Từ đó, nhìn thấy thực lực của ta, quân Chiêm thường sang xâm phạm
bờ cõi.
Năm Đinh Tỵ (I367), Dụ Tông sai Trần Thế Hưng và Đỗ Tử Bình xuất
quân đánh Chiêm. Đến đất Chiêm động (thuộc phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam), bị phục binh Chiêm thành đánh bắt Trần Thế Hưng, Đỗ Tử Bình phải
lui quân.
Trong khoảng I3 năm mà hai lần thua trận, nước ta mất hết uy tín đối
với Chiêm thành, nên năm Mậu Thân (I368), Chiêm cho sứ sang đòi đất Hóa
châu. Vua Chiêm lúc ấy là Chế Bồng Nga là một vị anh hùng, trị nước
nghiêm minh, dụng binh tài giỏi, chuyên dùng voi ra trận. Chế Bồng Nga
xua quân đánh phá tận thành Thăng Long mấy lần, làm vua quan nhà Trần
bao phen kinh sợ.
Năm Canh Tuất (I370), khi tôn thất nhà Trần giết xong Nhật Lễ, lập
Nghệ Tông, mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm thành xin Chế Bồng Nga can
thiệp : Nhân cơ hội ấy, Chiêm vương tiến quân tận Thăng long, đốt sạch
cung điện, vơ vét báu vật, bắt đàn bà con gái mang về Chiêm thành. Nhân
dân ta vô cùng phẩn uất.
Năm Bính Thìn (I376), vì Chiêm quân sang phá khuấy ở Hóa Châu,
Duệ Tông tức giận chuẩn bị chinh phạt…
Năm sau là Đinh Tỵ (I377), Duệ Tông thân chinh cùng Hồ Quí Ly phạt
Chiêm. Đến gần thành Đồ bàn bị quân Chiêm vây đánh, Duệ Tông tử trận,
Hồ Quí Ly phải rút quân về.
Một tháng sau, quân Chiêm sang cướp phá Thăng Long, không ai
chống nổi.
Tháng năm năm Mậu Ngọ (I378), quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An
rồi cướp phá Thăng Long.