Năm I028
, Lý Thái Tổ mất, Thái Tông nối ngôi. Đêm ấy thần Đồng
Cổ báo mộng cho vua rằng : « ba tước vương Vũ Đức, Đông Trinh và Dực
Thánh sắp làm loạn, nên mau điều khiển binh lính phòng bị trước để khỏi lo
sau ». Sáng hôm sau, quả như lời trong mộng. Lý Thái Tông lấy làm kinh dị,
phong làm thiên hạ minh chủ thần, gia phong tước đại vương.
Thái Tông ban chiếu cho các quan lập miếu ở sau chùa Thánh Thọ, bên
hữu thành Đại La. Đến ngày 25 tháng 3 ta năm ấy (I028), lập đàn treo cờ,
bắt quân lính đủ cả khí giới sắp thành hàng ngũ nghiêm chỉnh ở trước thần
vị rồi đọc lời thề rằng : « vi tử bất hiếu, vi thần bất trung, thần minh cức chi
», nghĩa là « làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh giết chết ». Các
quan, từ cửa đông đi vào, qua thần vị uống tiết sống. Từ đó, mỗi năm một kỳ
uống máu ăn thề, lập làm lệ thường. Ai trốn thề bị phạt 50 trượng, sau vì
tháng ba có húy vua Thái Tổ, nên hoãn đến ngày mồng bốn tháng tư.
Đời Trần bắt chước lối thề của nhà Lý
, ngày hôm ấy, vua ngụ tại điện
Đại Minh, các quan đem đủ quân hầu, đầy tớ đến đền để thề rằng : « vi thần
tận trung, vi quan thanh bạch, hữu thần thủ minh, thần minh cức chi », nghĩa
là « làm tôi hết lòng trung, làm quan thanh bạch, ai trái lời thề ấy, thần minh
giết chết ». Nhân dân đến xem, cho là thịnh sự (việc hay). Đến triều Lê, lấy
ngày mậu tháng giêng, thề ở bên sông, còn đền Đồng Cổ thì sai quan đến tế.
Quí Ly lên ngôi, cũng theo tục lệ ấy.
Nguyên vụ Quí Ly cho hạ sát Thượng Hoàng Thuận Tông, dư luận sĩ
phu trong nước, ngay nhiều người theo Hồ Quí Lý cũng vô cùng xúc động.
Một số trung thần triều Trần họp mật mưu trừ Quí Ly, dưới sự lãnh đạo
của Thái bảo Trần Nguyên Hãng và Thượng tướng Trần Khát Chân. Họ dự
định thực hiện vào ngày hội thề ở Đốn Sơn
, thuộc làng Cao Mật, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, vì kinh đô đã dời vào Thanh Hóa.
Đàn thề được tổ chức với đầy đủ nghi vệ thiên tử. Quí Ly lên lầu nhà
Thượng tướng Trần Khát Chân để chứng kiến hội thề. Hai thích-khách là
Phạm Tổ Du và Phạm Ngưu Tất mang kiếm lên theo, Khát Chân trừng mắt,