2. CẢI CÁCH HÀNH CHÁNH
Như chúng ta đã biết, xã hội triều Trần từ đời Dụ Tông, đã suy sụp, các
cơ cấu chính quyền trị đã mục nát có thể đổ vỡ nếu xảy ra một biến cố trọng
đại.
Nhìn thấy những tệ trạng ấy, nên làm quan được vài năm, có được một
ít quyền hành, với chức Khu mật đại sứ, Hồ Quí Ly bắt tay ngay vào việc cải
tổ nền hành chánh trong nước.
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nên hạ tầng cơ sở là xã thôn
đóng một vai trò quan trọng.
Từ đời Thái Tông, Trần Thủ Độ đã tổ chức mỗi làng thành một tiểu
quốc, có một qui chế tự trị.
Đại để, xã thôn của ta ngày xưa chia làm hai hạng : nội tịch gồm những
chức sắc hào mục, địa chủ ; ngoại tịch gồm những người bần cùng và những
người ngụ cư. Hạng nội tịch còn chia ra bậc tùy theo chức tước, tài sản, thứ
vị trong hương ẩm và hợp thành một đoàn gọi là tư văn hay quan viên, được
miễn những công tác nặng nhọc trong làng. Còn những dân đinh từ I8 tuổi
đến 49 tuổi, không có tiền bỏ ra mua chức tước, thường bị liệt vào hạng
bạch đinh, phải gánh vác các việc nặng nhọc trong thôn xóm.
Cơ quan quản trị của xã thôn được chọn trong hàng nội tịch lập thành
một Hội đồng kỳ mục gồm hai ban, ban kỳ mục và ban chức dịch.
Ban kỳ mục có địa vị cao trong lệ hương ẩm. Ban chức dịch gồm
những viên chức thừa hành mạng lệnh của hội đồng kỳ mục do xã chánh
hay xã giám, có phó xã phụ tá (tức lý trưởng, và phó lý trưởng ngày nay).
Trừ những việc quan hệ đến cả làng phải có hội đồng kỳ mục quyết định,
các việc thường hành phải do lý trưởng định đoạt và sai phái.
Mỗi làng đều có đủ các cơ quan để bảo vệ an ninh và điều hành các
sinh hoạt : canh phòng trộm cướp, cấp công điền công thổ, trù định và quản
trị công quỹ của làng, sửa chữa đình chùa, đường xá, tổ chức việc tế lễ, phân