HỒ SINH TỬ - Trang 178

Linh hồn có thể chuyển từ một sinh mệnh này sang một sinh mệnh khác.

Người Ai Cập cổ tin vào tái sinh, nhưng phải giữ lại thi thể. Plato đã công
nhận kiếp luân hồi trong “Đất nước lý tưởng”, Pythagoras là nhà triết học
đầu tiên nghiên cứu sâu về khái niệm này. Tín ngưỡng Do Thái tôn thờ
phục sinh. “Tân ước toàn thư” ghi chép chúa Jesus ba ngày sau khi bị đóng
đinh chết đã sống lại, đây vẫn là căn cơ tín ngưỡng quan trọng của Cơ đốc
giáo.

“Thái Bình quảng ký” ghi Lưu Tam Phục “Có thể ghi nhớ chuyện tam sinh,
thử làm ngựa, vó thương mà đau lòng, chuyển thế làm người, cưỡi ngựa tới
vùng đất cằn cỗi phải đi chậm rãi, dù có đá cản đường cũng vẫn tiến bước.”

Phật giáo cho rằng sau khi chết đi “giác quan thứ bảy” sẽ dẫn dắt “giác
quan thứ tám” lìa thân xác, trải qua trung âm thân xong sẽ đầu thai làm
người hoặc động vật, quỷ, thần... Đó chính là lục đạo luân hồi, một vài nhà
tu hành tái sinh có thể còn giữ lại được ký ức kiếp trước.

Trung âm là thời kỳ quá độ giữa hai kiếp từ sự diệt vong của kiếp này
chuyển sang kiếp sau. Trung âm có thần thông, có thể nhìn thấy thế giới
mắt thường không nhìn thấy được. Sau khi người chết, ngày mùng 7 tháng
7 là trung âm, đây cũng là lý do người Trung Quốc “tác thất”. Trung âm địa
ngục xấu xí như thanh gỗ cháy đen thui; trung âm súc sanh có màu của
khói; trung âm ngã quỷ có màu của nước; trung âm dục giới có màu của
kim; trung âm sắc giới có màu trắng.

Trung âm của người trông giống nhi đồng, trong một đám trẻ thì sẽ lấp ló
một vài trung âm.

“Trò đùa gì vậy?”

Cảnh sát Hoàng Hải lái xe cảnh sát, chỉnh đài sang kênh khác, không thể
chịu nổi bài diễn thuyết của vị triết gia này thêm chút nào nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.