HỒ SINH TỬ - Trang 198

bị ngâm trong nước, hung khí không tìm thấy. Bao nhiêu năm rồi, những
con số này vẫn khắc ghi trong đầu ta.”

Hoàng Hải kể một mạch câu chuyện xong thì hơi men cũng bay hết, căn
phòng nhỏ không có điều hòa, cảm thấy toàn thân lạnh ngắt.

Anh vẫn nhớ con dao găm giết chết Nghiêm Lịch - nơi sản xuất là xưởng
quân đội tuyến ba, dài 15 cen-ti-mét, sử dụng thép đặc chủng, mũi dao
nhọn, có khe ở sống dao, mang dấu ấn quân sự, rất giống dao găm của đặc
công, độ sắc, ổn định, cứng, dẻo dai và chống hao mòn thuộc hàng loại
một. Loại dao này rất hiếm trên thị trường, lúc đó chỉ lưu hành trong nội bộ
một số bộ phận đặc biệt.

15 cen-ti-mét, xưởng 305, thép đặc chủng, có rãnh, mũi dao nhọn...

Một bên tường khác, tường trắng, vẽ rất nhiều đường kẻ bằng bút đỏ, tạo
nên một biểu đồ quan hệ nhân vật rất lớn. Chữ màu đỏ đập vào mắt giống
như Hoàng Hải dùng máu của mình viết vậy.

Trung tâm của bức tường là hai chữ: Thân Minh.

Xung quanh cái tên này, là tám đường kẻ đậm, mỗi đường chỉ ra một tên,
lần lượt là: Liễu Mạn, Nghiêm Lịch, Hạ Niên, Lộ Trung Nhạc, Cốc Thu Sa,
Cốc Trường Long, Trương Minh Tùng, Âu Dương Tiểu Chi.

Dưới mỗi cái tên có dán ảnh mặt lớn, trong đó trên tên của năm người: Liễu
Mạn, Nghiêm Lịch, Hạ Niên, Cốc Thu Sa, Cốc Trường Long có đánh dấu
X màu đỏ, thể hiện người đó đã chết.

Hai chữ “Thân Minh” như lời nguyền cay nghiệt, hễ người nào liên quan
đến anh ta cũng gặp chuyện chẳng lành. Đúng năm nay, Cốc Thu Sa và Cốc
Trường Long là vị hôn phu và nhạc phụ của Thân Minh cũng gặp thảm
kịch. Mọi người đều liên tưởng rằng: Đây phải chăng là sự báo thù của hồn
ma?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.