tàng, các nhà hát và nhiều cơ quan khác. Trong khi đó, các nước cộng hòa
khác cũng có các tổ chức như trên, nước Nga nằm dưới sự giám sát của
Liên bang. Một số nhà kinh tế Nga cho rằng Liên bang Nga chiếm khoảng
3/4 tổng sản phẩm quốc nội của Liên bang Xô viết, đang bị các nước cộng
hòa khác bóc lột. Nếu nước Nga giành được quyền điều hành nền kinh tế
của mình, người dân đã giàu có và thịnh vượng hơn nhiều.
Rõ ràng, vấn đề chủ quyền sẽ không xảy ra. Các nước cộng hòa Baltic
và Azerbaijan đã tuyên bố chủ quyền của họ. Nhưng chủ quyền được định
nghĩa như thế nào? Theo Điều 76 Hiến pháp Liên Xô, “một nước cộng hòa
thuộc Liên bang là một nhà nước xã hội chủ nghĩa có chủ quyền, thống nhất
với các nước cộng hòa Xô viết khác trong Liên bang Các nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Xô viết”. Do vậy, tất cả các nước cộng hòa đều là nước
có chủ quyền. Song trên thực tế, đó là chủ quyền giả tạo, hình thức. Lúc
này, các nước cộng hòa muốn giành lại chủ quyền thật sự của mình.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Nga mới đã đưa ra một quyết định quan
trọng là tuyên bố chủ quyền của mình vào ngày 12/6/1990. Sự kiện này đã
đặt luật Liên bang Nga lên trên luật pháp Liên bang Xô viết và đã đẩy mạnh
cuộc chiến về mặt luật pháp. Các tổ chức Nga chỉ hành động vì các lợi ích
của nhà nước cộng hòa mà không lệ thuộc vào tổ chức Liên bang. Nhiều
người cộng sản bỏ phiếu ủng hộ tuyên bố này, bắt đầu tiến trình tách Nga
khỏi Liên bang. Nhiều người cộng sản lại ủng hộ kế hoạch đảo chính nhằm
duy trì Liên bang, nhưng kế hoạch này đã sớm chết yểu vào tháng 8/1991.
Rõ ràng, họ không hiểu hàm ý của tuyên bố này. Vladimir Kryuchkov nhận
thức rõ tác động của tuyên bố này. “Giai đoạn quyết định phá bỏ chế độ
Liên bang bắt đầu vào mùa hè năm 1990 sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân
Liên bang Nga thông qua tuyên bố chủ quyền của nước Nga và đặt luật
pháp Nga lên trên luật pháp Liên bang.” Gorbachev nhấn mạnh: “Tôi chắc
rằng nếu đây không phải là bước đi sống còn, chế độ Liên bang sẽ được bảo
vệ và duy trì.” Mặt khác, ông cũng thừa nhận “một số nguyên tắc và điều