khoản ghi nhận trong tuyên bố về chủ quyền của nước Nga có thể tạo cơ sở
cho một Hiệp ước Liên bang mới”. Vậy sai lầm ở đâu?
Gorbachev và Yeltsin cơ bản có quan niệm trái ngược nhau về chế độ
Liên bang mới. Gorbachev muốn tăng cường các cơ quan trung ương và các
quyền lực về dân sự thì trao hết cho các nước cộng hòa. Ông đề cập đến
một cơ quan trung ương mạnh nhưng các nước cộng hòa phản đối bằng
cách đề xuất quyền lực mạnh ở trung ương và ở các nước cộng hòa cũng có
quyền lực mạnh. Đề cập đến các thể chế trung ương mạnh, ông lập luận một
cách logic không chấp nhận một đảng Liên bang và trao quyền quản lý kinh
tế cho các nước cộng hòa. Mặt khác, Yeltsin nghiêng về quan điểm nước
cộng hòa mạnh có thể tự quyết định họ sẽ chuyển giao những quyền lực nào
cho trung ương. Mô hình của Gorbachev đưa ông lên vai trò quyết định
trong đời sống của một liên bang mới. Mô hình của Yeltsin lại đặt vai trò
Tổng thống Gorbachev xuống vị trí thứ yếu, chỉ có thể hành động khi có sự
nhất trí của các nước cộng hòa. Yeltsin ngả về chiều hướng thành lập liên
minh chứ không phải một liên bang. Trong mùa hè năm 1990, bức tranh
vẫn được tô vẽ theo ý riêng của mỗi người nhưng không rõ ràng.
Gorbachev cảm thấy xót xa về sự “phô trương chủ quyền” lại biến thành
phá hoại. “Chủ quyền hoá” ở nước Nga như đang phi nước kiệu “đi tìm
công thức mới cho các mối quan hệ với các nước cộng hòa Baltic trong một
Liên bang cải cách”.
Tuy nhiên, mỗi nước cộng hòa đều tự tuyên bố chủ quyền nhằm khẳng
định vị thế bình đẳng khi tham gia các cuộc thảo luận về một Liên bang
mới. Uzbekistan và Moldova tuyên bố chủ quyền vào tháng 6; Ukraine và
Belarus tuyên bố vào tháng 7, Turkmenistan, Armenia và Tajikistan tuyên
bố vào tháng 7 và Kazakhstan tuyên bố vào cuối tháng 10. Cuối cùng, toàn
bộ 15 nước cộng hòa đồng loạt hoặc là tuyên bố chủ quyền hoặc là tuyên bố
độc lập. Các nước cộng hòa tự trị thuộc Liên bang Nga cũng tuyên bố theo.
Nước cộng hòa tự trị Karelia tuyên bố chủ quyền vào tháng 8/1990, ngay
sau đó chín nước tự trị nữa cũng tuyên bố chủ quyền. Nhiều vùng lãnh thổ