hộ họ phải bị trừ khử. Yeltsin theo đuổi chính sách nước đôi từ mùa hè năm
1990 đến nay: tiến hành thương lượng một hiệp ước Liên bang mới nhưng
lại cố làm cho Liên bang tan rã. Vì mục tiêu mà Khasbulatov phác thảo ra
gần như sự việc thật sự diễn ra tháng 12/1991, rõ ràng đó là sự lựa chọn ưa
thích của ông. Nếu không xảy ra đảo chính tháng 8/1991, việc lựa chọn này
có thể không đem lại kết quả. Người ta cho rằng có sự lựa chọn khác, đó là
thỏa hiệp trong tiến trình đẩy chế độ Liên bang tới chỗ tan rã.
Ý nghĩ trên xuất phát từ sự thất vọng khi chứng kiến Gorbachev không
chịu xây dựng một nền kinh tế thị trường thật sự. Các nước cộng hòa Baltic,
Gruzia và, có thể là Moldova, cũng muốn lựa chọn lối rẽ như vậy. Ukraine
hẳn là lời giải cho tương lai. Nếu Ukraine chọn kinh tế thị trường và chủ
quyền độc lập, Liên bang coi như hoàn toàn sụp đổ.
ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 28
Theo quan điểm của Gorbachev, Đại hội từ ngày 2 14/7/1990 được coi
như một trận đấu không có bàn thắng. Không có chia rẽ và ông tái cử Tổng
Bí thư. Ứng cử viên tiềm năng của ông, Vladimir Ivashko, Bí thư thứ nhất
Đảng Cộng sản Ukraine, trở thành Phó Tổng Bí thư. Ligachev, người tổ
chức một trận chiến quyết định để giành địa vị này đã thất bại và bị gạt ra
ngoài rìa. Gorbachev chọn Ivashko vì ông ta là người Nga, ông nghĩ người
số hai được bầu sẽ là một người Ukraine. Đây thật sự không phải là sự bổ
nhiệm hoàn hảo. Ivashko phạm sai lầm là rời Kiev khi chủ nghĩa dân tộc
đang có chiều hướng nổi lên. Leonid Kravchuk tận dụng sự vắng mặt của
ông. Ivashko đã thay đổi hẳn vào tháng 8/1991.
Bộ Chính trị mới gồm 24 người (trong đó có một nữ - bà G. V.
Semenova) cho biết cơ cấu Bộ Chính trị đã được chỉnh đốn hoàn toàn. Mọi
thành viên đều nắm các trọng trách đứng đầu các cơ quan nhà nước như
Shevardnadze và Ryzkov đều không đủ tiêu chuẩn ứng cử nữa. Những
người ủng hộ cải tổ khác như Aleksandr Yakolev, cũng phải ra đi. Toàn bộ
các bí thư thứ nhất trong Đảng các nước cộng hòa đều được coi là đương