Hội nghị G7 lắng nghe ông một cách lịch sự nhưng khi ông đề cập đến
kinh doanh và báo chí, lời mời đầu tư của ông vào Liên bang Xô viết chỉ
nhận được sự thờ ơ. Việc đầu tư vào Liên bang Xô viết thời gian này quả
thật quá ư mạo hiểm, chủ yếu vì Moskva không hiểu thấu đáo kinh tế thị
trường. Người ta đề nghị Gorbachev gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân
hàng Thế giới, thông qua đó sẽ nhận được sự trợ giúp về kỹ thuật. Ông đã
lờ đi sự xúc phạm này và nộp đơn xin là thành viên chính thức vào ngày
23/7/1991. Bất chấp sự nghi ngại, cuối cùng đơn xin gia nhập của Liên Xô
cũng được chấp nhận. Ông phải quay về Moskva mà không nhận được
khoản tiền mặt nào. Kế hoạch tài chính ở London là thất bại đầu tiên và
quan trọng về mặt đối ngoại kể từ khi quan hệ Xô-Mỹ trở nên thân thiện.
Có kết cục như vậy là do sự thiếu hiểu biết của ông về kinh tế thị trường.
Gorbachev làm mọi vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi gặp Bush ở London
ngày 17/7. Vẫn còn bực mình vì bị từ chối không được đồng tiền nào, ông
cố nói với Bush:
Tôi cho rằng Tổng thống Mỹ là một người nghiêm túc. Ông cân nhắc
kỹ các quyết định chính trị của mình và các quyết định đó không đạt
được như mong muốn. Do có những quyết định này, chúng ta đã đạt
được nhiều tiến bộ trong chính sách an ninh. Song, tôi cũng có cảm
tưởng là bạn tôi, Tổng thống Mỹ, vẫn chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng
cho một vấn đề quan trọng. Nước Mỹ đang chờ xem Liên bang Xô viết
phát triển ra sao? Chừng nào câu hỏi này chưa có lời đáp, chắc chắn
các vấn đề quan trọng khác trong mối quan hệ của chúng ta sẽ không
bao giờ được giải quyết. Và thời gian đang trôi nhanh. Tôi hỏi: Ông
Bush muốn gì ở tôi? Sau này, khi các bạn tôi - nhóm G7 - nói với tôi là
ông thích việc tôi đang làm và muốn ủng hộ tôi, nhưng lúc này tôi có
thể tự gánh lấy hậu quả của mình, tôi phải nói rằng tất cả chúng ta đều
phải gánh chịu. Thật lạ là 100 tỷ đôla Mỹ có thể được chỉ ra cho một
cuộc xung đột khu vực. Tiền còn có thể được cấp cho các chương trình