vấn đề và thường độc đoán khi ra quyết định. Thậm chí, các lãnh đạo trong
Đảng là những người cứu sống ông vào năm 1957 cũng muốn hạ bệ ông
vào tháng 10/1964.
Vận may mỉm cười với Mikhail Sergeevich khi Fedor Kulakov được
bổ nhiệm làm Bí thư thứ nhất của Stavropol năm 1960. Họ hoán đổi vị trí
cho nhau rất nhanh chóng và tháng 3/1962, Kulakov đề nghị Gorbachev
chuyển sang làm công tác Đảng. Ông được giao chịu trách nhiệm ba vùng
nông nghiệp và nhận nhiệm vụ sau một cuộc chất vấn của Ban Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương ở Moskva. Gorbachev được đề bạt giữ chức vụ
trong Đảng, đây là bước ngoặt đánh dấu nấc thang danh vọng, giúp ông có
cơ hội tiến đến vị trí cao trong hàng ngũ lãnh đạo, cụ thể là chức Tổng Bí
thư Đảng. Tháng 11/1962, Kulakov chọn Gorbachev làm trưởng ban phụ
trách các cơ quan Đảng của vùng này. Ở vị trí này, ông chịu trách nhiệm sắp
xếp nhân sự trong Đảng, bố trí các chức vụ cấp cao trong lĩnh vực công
nghiệp, nông trường quốc doanh và nông trang tập thể. Ngoài ra, ông còn
có nhiệm vụ giám sát các Xô viết, các tổ chức công đoàn và Komsomol.
Với vị trí đầy quyền lực, ngày 1/1/1963, ông bắt đầu thực hiện nhiệm vụ.
Đối với Mikhail Sergeevich, Kulakov là một nhà lãnh đạo kiểu mẫu. Kiểu
lãnh đạo của ông kết hợp cương nhu, vừa chan hòa, cởi mở, nhã nhặn
nhưng lại vừa khôn khéo, sắc sảo như một con cáo − Gorbachev gọi đó là
“sự láu lỉnh của nhà nông”. Kulakov tham gia âm mưu chống Khrushchev
tháng 10/1964 và được trọng thưởng bằng việc đề bạt làm Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương phụ trách Nông nghiệp và chuyển về Moskva. Do vậy,
Mikhail đã nhận được sự che chở, giúp đỡ ngay tại cấp Trung ương. Ở
Moskva, không ai ca ngợi tài năng của ai, mà cũng có rất ít cơ hội làm việc
đó trong giới lãnh đạo.
Người kế nhiệm Kulakov ở vùng Stavropol là Leonid Efremov. Việc
chuyển đến làm việc ở vùng này đối với ông là một sự giáng chức; vì quá
thân cận với Khrushchev nên Efremov đã bị cách ly hoàn toàn với Trung
ương. Năm 1962, với nỗ lực củng cố các tổ chức Đảng, Khrushchev tách bộ