nhận ngay chức vụ này, không chút do dự vì nó sẽ đem lại cho ông nhiều cơ
hội để thực hiện những ý tưởng to lớn hơn. Một kế hoạch phát triển tổng thể
được phác thảo nhưng vấn đề nan giải là sự khan hiếm các nguồn lực khiến
nó không có tính khả thi.
Gorbachev phát hiện điểm yếu cơ bản trong cơ chế kinh tế kế hoạch
tập trung: không có nhân tố để phối hợp tất cả các kế hoạch riêng lẻ và hợp
nhất chúng thành một kế hoạch có tính khả thi cao. Gorbachev hoàn toàn
thất vọng trước cung cách điều hành quản lý của các vị bộ trưởng, họ chỉ
quan tâm đến quyền lợi cục bộ. Các tổ chức Đảng ở các vùng chỉ tập trung
và nhất nhất thực thi tốt các chỉ thị của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (Liên
Xô). Không ai trong giới lãnh đạo Trung ương quan tâm tới việc vạch ra kế
hoạch hay áp dụng một chính sách khuyến khích nào ở vùng Stavropol xa
xôi. Đã có những cố gắng nhằm cải thiện tình hình và vào tháng 2/1967, đã
xuất hiện một bài viết trên tờ Novy Mir (Thế giới mới), một tờ báo tiến bộ,
trong đó Gennady Lisichkin chủ trương cần phải có những thay đổi mạnh
mẽ trong nông nghiệp, có hướng phát triển đúng đắn các nông trang tập thể
và nông trường quốc doanh mà khi đó đang rất tùy tiện trong sản xuất. Toàn
bộ những ví dụ ông nêu lên đều có nguồn gốc từ vùng Stavropol. Nếu chủ
trương này được thông qua, các nông trang tập thể sẽ dần dần được giao
quyền quyết định sản xuất sản phẩm gì. Về bản chất, điều đó đồng nghĩa
với việc chấm dứt cơ chế kế hoạch trong sản xuất nông nghiệp. Bộ máy của
Ban Chấp hành Trung ương Moskva tất nhiên không chấp nhận đề xuất đó
và Barakov Bí thư vùng này, người đang triển khai những cải cách cấp tiến
bị cách chức vào tháng 1/1967. Đến tháng 9/1967, Efremov có bài viết đáp
trả trên báo Selskaya Zhizn − tờ báo nông nghiệp của Ban Chấp hành Trung
ương − bác bỏ bài tranh luận và chủ trương của Lisichkin. Gorbachev nhận
thấy đây là một ví dụ điển hình và đặc trưng nhất của bộ máy Đảng, họ
đang ra sức bảo vệ những đặc quyền của mình chứ không chịu thay đổi một
cơ chế kinh tế hiệu quả. Nếu các nông trang được phép áp dụng các sáng
kiến cải tiến kỹ thuật của mình thì nền nông nghiệp Xô viết sẽ sản xuất
được một khối lượng lương thực cao gấp nhiều lần so với thời kỳ Brezhnev