Dù việc này làm ảnh hưởng đến quyền lực của Efremov, Gorbachev và ông
ta vẫn giữ mối quan hệ.
Hiệp ước Warsaw xâm chiếm Tiệp Khắc bắt đầu vào ngày 21/8/1968
là một cú sốc đối với cá nhân Gorbachev. Khi Efremov đi vắng, Gorbachev
chủ trì các cuộc họp, ủng hộ những biện pháp mang tính quyết định và kịp
thời nhằm bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc. Cá nhân
Gorbachev có những băn khoăn khi đánh giá về sự việc này. Những gì diễn
ra tại Praha có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của những tư tưởng cấp
tiến tại Nga. Mệnh lệnh từ Moskva là phải nhanh chóng dập tắt những quan
điểm không đúng đắn, xa rời quan điểm của Trung ương. Đầu năm 1969, F.
B. Sadykov, một phó giáo sư ngành triết (Marx-Lenin), công tác tại Viện
Nông nghiệp Stavropol đã xuất bản cuốn sách có tiêu đề Sự đoàn kết của
nhân dân và những mâu thuẫn của chủ nghĩa xã hội. Bản thảo cuốn sách
được hệ thống xét duyệt thường lệ chấp nhận và được trình lên Ban Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương ở Moskva. Sadykov viết một bài báo cùng chủ
đề như vậy in trong Voprosy Filosofii (Những vấn đề triết học). Ông này
dám dùng cụm từ “những mâu thuẫn của chủ nghĩa xã hội” và minh họa
cho quan điểm này bằng chính không khí chính trị hồi đầu và giữa những
năm 1960. Các mâu thuẫn trong chủ nghĩa Marx chính là các vấn đề tồn tại
trong suốt quá trình phát triển của chủ nghĩa xã hội. Chúng có thể thuận
chiều hoặc trái ngược nhau. Những mâu thuẫn đồng thuận có thể gây ra sự
bất ổn trong xã hội nhưng không đe dọa trật tự xã hội chủ nghĩa. Mâu thuẫn
đối kháng là những vấn đề nếu không điều chỉnh hợp lý, có thể dẫn tới tình
thế cách mạng. Sadykov đã chỉ rõ những mâu thuẫn đồng thuận và Moskva
quyết định lấy ông làm bài học răn đe. Tháng 5/1969, họ tấn công vào
“những sai lầm nghiêm trọng” trong cuốn sách của Sadykov và ông rơi vào
tình thế nguy cấp. Những nhà tư tưởng lớn trong chính quyền ra lệnh khai
trừ ông khỏi Đảng, điều đó đồng nghĩa với việc đánh dấu chấm hết trong sự
nghiệp của ông. Sau này khi rời khỏi Stavropol, Gorbachev đã lấy Sadykov
làm gương nhưng ông ghi nhớ những kiến nghị của Sadykov và một số kiến
nghị được áp dụng trong chính sách cải cách sau này (cải tổ). Cách đối xử